ClockThứ Bảy, 29/09/2018 21:04

Quản lý tốt để cải thiện chất lượng cứu trợ thiên tai

TTH.VN - Đó là chủ đề của cuộc toạ đàm do Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NCA) tổ chức ngày 29/9.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo UBTWMTTQ Việt Nam; Hòa thượng Thích Hải Ấn, Uỷ viên Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Hòa thượng Thích Phước Minh, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo các ban ngành liên quan và gần 100 tăng ni, phật tử trên địa bàn tỉnh.

Tại cuộc tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi những khó khăn, thuận lợi và tìm kiếm giải pháp cải thiện chất lượng cứu trợ. Hòa thượng Thích Phước Minh cho biết: “Trước tình hình biển đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam đang nằm trong khu vực chịu nhiều tác hại, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã chỉ đạo thành lập Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Hải Đức để có một đơn vị hoạt động trong ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các chùa, tịnh xã, tịnh thất, niệm phật đường trên toàn tỉnh cũng đóng góp tích cực vào công tác từ thiện xã hội, cứu trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do thiên tai. Công tác từ thiện xã hội cứu trợ thiên tai của các đơn vị trực thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh mỗi năm là hàng tỷ đồng, đóng góp lớn vào thành quả chung, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mỗi người". 

Tăng ni phật tử chia sẻ kinh nghiệm cứu trợ thiên tai

Theo Hòa thượng Thích Phước Minh, để cải thiện chất lượng thiên tai nên: Xây dựng đề án dự báo và cảnh báo những biến đổi bất thường của môi trường, tình trạng diễn biến phức tạp của thiên tai ở Việt Nam trong dài hạn và cấp thiết để nâng cao nhận thức của cộng đồng qua các khóa tập huấn, truyền thông báo chí, phát hành cẩm nang ứng phó thiên tai khẩn cấp; đổi mới phương thức quản lý theo hướng điện tử hóa để cứu trợ kịp thời khi thiên tai xảy ra; tập huấn quy trình cứu trợ chuẩn và thống nhất để việc cứu trợ có hiệu quả chất lượng, biểu dương các mô hình sáng tạo trong cứu trợ thiên tai để nhân rộng..."

Còn Hoà thượng Thích Hải Ấn chia sẻ: “Để cải thiện chất lượng cứu trợ thiên tai, cần tăng cường kết nối điều phối giữa các bên liên quan như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, các nhóm từ thiện để có sự thống nhất trong quản lý hàng cứu trợ cũng như lựa chọn địa bàn ưu tiên cứu trợ. Tránh sự chồng chéo trùng lặp; trang bị kiến thức kỹ năng liên quan đến công tác cứu trợ cho những người đi cứu trợ. Cần có một quỹ dự phòng, hoặc một kho hàng gồm các mặt hàng thiết yếu như chăn, màn, xà phòng. Khi thiên tai xảy ra, oàn cứu trợ, chỉ cần chuẩn bị thêm thực phẩm, như vậy sẽ nhanh và kịp thời hơn. Tuy nhiên cũng cần có quy cách quản lý và  pháp lý quỹ để hiệu quả. Đồng thời nên học hỏi thêm cách cứu trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để nâng cao chất lượng cứu trợ”.

Phát biểu tại buổi toạ đàm ông Nguyễn Văn Thanh đánh giá cao nỗ lực của tổ chức NCA trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu tại một số tỉnh, thành trên địa bàn toàn quốc trong đó có Thừa Thiên Huế; đồng thời cũng đánh giá cao về hoạt động cứu trợ thiên tai của Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế và mong muốn hoạt động nâng cao chất lượng cứu trợ thiên tai sẽ được triển khai đến toàn bộ các tôn giáo. UBTWMTTQ Việt Nam sẽ luôn gắn bỏ, phối hợp, hỗ trợ các tôn giáo tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và cứu trọ thiên tai và sẽ biểu dương khen thưởng nhân rộng các mô hình tốt của phật giáo và các tôn giáo khác trong hoạt động từ thiện xã hội  nói chung và cứu trợ nhân đạo nói riêng.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mô hình kinh doanh bền vững và lợi nhuận từ sản xuất xanh

Nội dung trên được chia sẻ, trao đổi tại chương trình tọa đàm cùng các chuyên gia về trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp (DN) và vận dụng chất liệu kinh doanh bền vững vào chiến lược marketing vào ngày 11/11. Chương trình được tài trợ bởi Dự án (DA): “Huế- Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” với sự phối hợp cùng Tổ hợp giáo dục Nghệ thuật Kodo/Huế Green Hub và sự hỗ trợ của Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Hue Innovation Hub).

Mô hình kinh doanh bền vững và lợi nhuận từ sản xuất xanh
Đánh giá vai trò, giá trị lịch sử của đình làng Trung Kiền

Chiều 26/6, UBND huyện Phú Lộc phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tọa đàm về “Lịch sử, sự kiện diễn ra tại đình làng Trung Kiền, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc” nhằm đánh giá vai trò, vị trí và giá trị khoa học, lịch sử của đình làng Trung Kiền, làm cơ sở cho việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích.

Đánh giá vai trò, giá trị lịch sử của đình làng Trung Kiền
“Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc”

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ II năm 2023 tại Huế, ngày 23/4 tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi toạ đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc” do Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ban tổ chức Hội sách quốc gia tổ chức.

“Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc”
Luận đàm về giá trị của thơ thiền Việt Nam

Tiếp nối chuỗi hoạt động trong tuần lễ thơ thiền Việt Nam, sáng 26/3, toạ đàm về thơ thiền Việt Nam tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán đã khẳng định giá trị của thơ thiền nói riêng và văn hoá Phật giáo nói chung trong đời sống văn hoá dân tộc.

Luận đàm về giá trị của thơ thiền Việt Nam
Return to top