Quan tâm việc làm cho trí thức vùng dân tộc miền núi
TTH - Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Không ít trường hợp phải cất giấu bằng cấp mới xin được vào các xí nghiệp, nhà máy làm công nhân hoặc lao động tự do, mua bán “lẹt xẹt”… để mưu sinh. Đối tượng sinh viên là người dân tộc thiểu số đang được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh cũng đang rất vất vả không kém...
Chính sách ưu việt
Năm 2010, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết số 8d/2010/NQCĐ-HĐND về việc quy định chế độ trợ cấp cho sinh viên người dân tộc thiểu số của tỉnh học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo diện dự thi và trúng tuyển giai đoạn 2010 – 2015. Sau 5 năm thực hiện, cho thấy chính sách đã phát huy tốt hiệu quả, động viên tốt các em yên tâm học tập.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 49 nghìn người là đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở 2 huyện Nam Đông, A Lưới và một số xã ở Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc. Đây là những vùng tuy có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, nhưng các điều kiện tự nhiên, xã hội còn nhiều khó khăn nên nhìn chung đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo nên việc tạo điều kiện cho con em mình ăn học gặp rất nhiều khó khăn.
Để tạo điều kiện học tập cho con em dân tộc thiểu số, tỉnh đã quyết định ban hành chính sách hỗ trợ (80% mức lương cơ bản) cho toàn thể sinh viên người dân tộc thiểu số của tỉnh học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo diện dự thi và trúng tuyển giai đoạn 2010 – 2015. Đến nay, đã có 618 sinh viên được thụ hưởng chính sách với số tiền trên 5 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Sửu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Có thể khẳng định rằng, chính sách đã tạo động lực mạnh mẽ cho sinh viên người dân tộc thiểu số nỗ lực hơn nhiều trong việc học tập; đồng thời, giúp nâng cao trình độ dân trí, năng lực, trình độ chuyên môn cho vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, chính sách đã góp phần củng cố mạnh mẽ niềm tin của đồng bào đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Còn khó khăn trong tìm kiếm việc làm
Hiện nay, cái khó của hầu hết sinh viên ra trường là không tìm được việc làm. Đối với lực lượng sinh viên người dân tộc thiểu số đang được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh cũng đang rất vất vả trong việc tìm kiếm việc làm cho mình.
Theo khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh, số sinh viên sau khi ra trường có việc làm tương đối thấp, chỉ có 22 sinh viên/618 tổng số sinh viên được thụ hưởng chính sách của tỉnh tìm được việc làm, số sinh viên còn lại đang thất nghiệp. Đây là bài toán nan giải đối với các em và gia đình, bởi đa số các em đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Thiết nghĩ, để vùng dân tộc và miền núi của tỉnh phát triển một cách bền vững thì ngoài việc tập trung đầu tư nguồn lực cho hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông… thì việc đầu tư cho con người là yếu tố then chốt. Bởi khi trình độ học vấn, nhận thức của người dân ngày một nâng cao sẽ là đòn bẩy giúp đời sống kinh tế người dân ngày càng phát triển, rút ngắn dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng về tất cả mọi mặt. Mong sao, các cấp chính quyền từ tỉnh, đến huyện, xã quan tâm hơn nữa trong việc bố trí việc làm cho các em. Điều này vừa giúp các em thoát khỏi cảnh thất nghiệp, mai một về kiến thức được học tại các trường đại học, cao đẳng, đồng thời thực hiện tốt chiến lược tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm.
Trọng Hoàng
- Không vì dịch bệnh mà làm ảnh hưởng tiến độ các dự án trọng điểm (28/02)
- Ra quân Tháng Thanh niên năm 2021 (28/02)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/2/2021 (28/02)
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 (27/02)
- Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh (27/02)
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 (27/02)
- Khoảnh khắc thanh niên lên đường nhập ngũ (27/02)
- Hơn 1.400 thanh niên lên đường nhập ngũ Cập nhật (27/02)
-
Ra quân Tháng Thanh niên năm 2021
- Không vì dịch bệnh mà làm ảnh hưởng tiến độ các dự án trọng điểm
- Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
- Khoảnh khắc thanh niên lên đường nhập ngũ
- Hơn 1.400 thanh niên lên đường nhập ngũ Cập nhật
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhân
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ
-
Sun Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và hỗ trợ viện phí cho khách hàng
- Đối tượng chuyên trộm cây cảnh sa lưới
- Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường
- Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm mai cảnh
- Cuộc chiến không khoan nhượng
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Mạnh tay với “quái xế”
- Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021
- Hơn 1.400 thanh niên lên đường nhập ngũ Cập nhật
-
Không vì dịch bệnh mà làm ảnh hưởng tiến độ các dự án trọng điểm
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/2/2021
- Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19