ClockThứ Sáu, 04/05/2018 08:32

Quan trọng là sự hài lòng của người dân

TTH - Ngày 2/5, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành và các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2017.

Người dân châu Á lạc quan nhất về tình hình kinh tếNgười dân chỉ muốn yên ổnCần sự phối hợp của người dân

Qua bảng xếp hạng cho thấy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các tỉnh, thành phố có sự thay đổi đáng kể so với năm 2016, khi các tỉnh, thành phố đều quan tâm và có nhiều đổi mới tích cực trong công tác CCHC.

Sau 12 năm kể từ khi triển khai chương trình tổng thể CCHC, tháng 12/2012, Bộ Nội vụ công bố Bộ chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)- một bộ công cụ mang tính quốc gia để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng về mặt CCHC giữa từng bộ, ngành Trung ương và từng tỉnh, thành với nhau và bắt đầu áp dụng từ năm 2013. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí, 81 tiêu chí thành phần, bao gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hoá hành chính; tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Với Thừa Thiên Huế, qua 6 năm xếp hạng có sự chuyển động khá tốt. Nếu như 2 năm liền 2012-2013, tỉnh nằm ở vị thứ 41/63 tỉnh, thành thì bắt đầu năm 2014 vị thứ của tỉnh tăng dần, năm 2015 được xếp thứ 4/63 và năm 2016 xếp thứ 10/63 (81,24/100 điểm). Từ năm 2014, tỉnh tiến hành xếp hạng công tác CCHC ở cả 2 khối sở, ngành và khối huyện, thị. Năm 2017, tỉnh tiếp tục xác định công tác CCHC là một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Các sở, ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC, rút ngắn quy trình xử lý, đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện, đảm bảo công khai minh bạch và trách nhiệm của từng đơn vị. Các trung tâm “một cửa” ở các huyện, thị, TP. Huế được đầu tư hiện đại, hoạt động hiệu quả. Đầu năm 2018, Trung tâm Hành chính công tỉnh cũng chính thức đi vào hoạt động. Việc đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công và xây dựng chính quyền điện tử đã hỗ trợ hiệu quả người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Dù có nhiều nỗ lực, nhưng trong bảng xếp hạng năm 2017, Thừa Thiên Huế lại tụt xuống vị thứ 23/63, với số điểm 79,87/100 điểm. Tuy vị thứ và số điểm giảm, nhưng đi sâu vào xem xét các chỉ số thành phần có những lĩnh vực tỉnh đã làm khá tốt, đạt số điểm cao như: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC (đạt 8,5/10 điểm), cải cách TTHC (13,44/14,5 điểm); tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển KT-XH của tỉnh (14,5/ 15,5 điểm). Một số lĩnh vực chúng ta chưa được đánh giá cao là xây dựng nâng cao chất lượng CB, CCVC (10,52/16 điểm); cải cách tài chính công (3,24/7 điểm); hiện đại hóa hành chính (12,18/16 điểm)… Điều này cho thấy, CCHC ngày càng có yêu cầu cao hơn và chúng ta cần phải nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa công tác CCHC.

Vị thứ giảm hẳn nhiên là điều không thể vui, nhưng quan trọng hơn qua bảng xếp hạng chúng ta biết mình mạnh và yếu cái gì; người dân, tổ chức hài lòng với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước đến mức độ nào… Qua đó, giúp các cơ quan hành chính Nhà nước có cơ sở điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ CCHC phù hợp, đáp ứng yêu cầu, mong đợi của người dân, xã hội và sự phát triển của đất nước.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top