ClockThứ Hai, 30/03/2015 10:38

Quảng Điền: Gần 900 ha lúa, 100 ha rau màu được khắc phục

TTH.VN - Sau đợt mưa lũ vừa qua, 1.200 ha lúa, 220 ha rau màu của người dân các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Thành và thị trấn Sịa bị ngập lút từ 0,5 đến 1 mét, nguy cơ thiệt hại rất nặng.

Sau khi huy động tất cả các trạm bơm điện, 20 trạm bơm dầu di động, hàng trăm công lao động tiến hành tháo dỡ 3 đê quai ở công trình kè xã Quảng Thành, gia cố các tuyến đê bị nứt vỡ, tiến hành tiêu úng, đến sáng 30/3, toàn huyện đã có 895 ha lúa, 100 ha rau màu được tiêu úng. 


Quảng An mở cửa thoát nước chống úng

Ông Lê Văn Thứ - Giám đốc HTX SXNN Đông Phú (xã Quảng An) cho biết: “Do nằm ở vùng thấp trũng, nước lên quá nhanh nên 167 ha lúa, 28 ha rau màu của bà con xã viên bị ngập lút hoàn toàn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của bà con trong công tác chống úng, đến ngày 30/3, 167 ha lúa của bà con xã viên được tiêu úng”.

Qua thống kê của ngành chức năng hiện nay toàn huyện Quảng Điền còn lại 305 ha lúa của các xã Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ và thị trấn Sịa đang còn ngập sâu chưa thể cứu vãn. Nặng nhất là HTX số 2 thị trấn Sịa. Do đồng ruộng nằm ở vùng sâu, nhiều tuyến đê bị sạt lở khá nặng  nên150 ha lúa đến nay vẫn còn ngập chìm trong nước.

Ông Hà Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết: “Đến sáng 30/3 toàn huyện đã có 895 ha lúa, 100 ha hoa màu của bà con đã được cứu thoát. Hiện còn lại 305 lúa ở vùng sâu nước vẫn còn ngập úng, chúng tôi vẫn đang tích cức triển khai tiêu úng. Dự kiến đến ngày ¾ các cánh đồng sẽ rút hết nước. Sau khi nước rút, UBND huyện sẽ đi kiểm tra mức độ thiệt hại để có biện pháp khắc phục hỗ trợ cho người dân”.

Một vấn đề khó khăn của huyện Quảng Điền hiện nay là các cửa thoát lũ trên đê Eco thông ra phá Tam Giang như cống Ba (cửa xã Quảng An), cống Quán (cửa xã Quảng Thành) khẩu độ quá nhỏ không thể dẫn nguồn tối đa để hạ thấp mặt nước. Trước thực trạng này, huyện Quảng Điền rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành để mở rộng khẩu độ các cửa cống thoát lũ cũng như điều tiết lượng nước xả lũ về vùng hạ lưu để người dân yên tâm sản xuất.

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Return to top