Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Quảng Điền: Ngư dân thoát nợ, làm giàu nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi
TTH.VN - Từ năm 2008 trở về trước, ngư dân thôn Quảng Công chủ yếu nuôi chuyên tôm. Do mật độ thả nuôi dày, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khiến người nuôi nợ nần chồng chất.
Tuy nhiên trong 7 năm trở lại đây, nhiều ngư dân nơi đây đã thoát khỏi cảnh nợ nần, thậm chí giàu lên giàu lên nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản. Điển hình là ở thôn 14 (xã Quảng Công) – nơi có trên 40 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ ở vùng hạ triều với diện tích 46 ha.
Anh Phan Việt Dũng – một ngư dân thôn 14 cho biết: Năm 2008 gia đình nợ ngân hàng trên 600 triệu đồng do dịch bệnh tôm nuôi kéo dài. Không như những hộ khác phải bỏ hồ do thua lỗ triền miên, anh đã tìm tòi thử nghiệm nên đưa con gì vào nuôi trên vùng nước lợ vừa không bị dịch bệnh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Dũng đang thu hoạch cá chẽm
Sau một vụ nuôi thử nghiệm mô hình cá chẽm, cá dìa trên diện tích 1.000m2, gia đình anh lãi ròng trên 35 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đưa vào thả nuôi 2 ha cá nâu, cá dìa, cá chẽm và cá hồng mỹ trên vùng hạ triều phá Tam Giang. Với phương thức thả nuôi gối vụ quanh năm và cả hình thức vượt lũ, sau khi trừ chi phí, mô hình này cho lãi ròng trên 200 triệu đồng/năm.
Từ khi chuyển đổi phương thức, đối tượng nuôi, tình hình dịch bệnh ở vật nuôi không còn, những loại cá đặc sản giá bán cũng được giá nên gia đình đã trả được nợ ngân hàng, xây nhà và cho con ăn học đến nơi đến chốn, anh Dũng nói.
Trong số 40 hộ nuôi cá nước lợ ở vùng hạ triều, bên cạnh hộ anh Phan Việt Dũng, có thể kể đến một số hộ khác như Nguyễn Hường, Phạm Trung, Phạm Thanh Việt…, đây là những hộ có diện tích nuôi khá lớn, từ 1,3 ha đến 2,5 ha.
Vừa cho đàn cá chẽm ăn, ông Hường cho biết: “Là địa phương có đầm phá rộng lớn, nếu không phát huy thế mạnh này thì phí lắm. Chính vì vậy tôi và các anh Dũng, Trung và Việt đã quyết định kiên trì chuyển đổi từ nuôi chuyên tôm sang nuôi chuyên cá, nuôi cá hỗn hợp. Mô hình này không chỉ giúp tui trả xong nợ ngân hàng vay từ thời kỳ nuôi tôm mà còn tích trữ được tiền tỷ trong tay”.
Công Cường
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m (19/01)
- Doanh nghiệp phải có khát vọng và ý chí vươn lên (19/01)
- Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc (19/01)
- Talk show “Xu hướng marketing và sales trong kỷ nguyên số” cho những người khởi nghiệp (19/01)
- Ông chủ tuổi 30 (19/01)
- Viettel công bố nhận diện thương hiệu mới với sứ mệnh kiến tạo xã hội số (19/01)
- Công bố xã Điền Hòa đạt chuẩn Nông thôn mới (19/01)
- Apple sắp phát hành máy iMac mới (19/01)
-
Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
- Thu ngân sách quý I/2021 sẽ khó khăn hơn các năm trước
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề xây dựng và phát triển đô thị Huế
- Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
- Viettel Thừa Thiên Huế: Doanh thu dịch vụ đạt gần 590 tỷ đồng
- Doanh nghiệp thứ hai tiếp cận với gói vay trả lương lao động
- Xử lý chênh lệch giá trị đất nông nghiệp nơi đi và nơi đến tái định cư
- Xe trá hình, “xe ké”: Quản lý chưa theo kịp thực tiễn
-
Kết nối liên hoàn hạ tầng giao thông ven biển
- Thêm nhiều dự án mới
- Phát triển kinh tế biển
- Khấm khá nhờ biển
- Thu ngân sách quý I/2021 sẽ khó khăn hơn các năm trước
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
- Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu
- Đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành
- Vì sao quan tâm đến vốn đầu tư công
- “Đòn bẩy” phát triển kinh tế ở Phú Lộc
-
Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
-
Viettel Thừa Thiên Huế: Doanh thu dịch vụ đạt gần 590 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp thứ hai tiếp cận với gói vay trả lương lao động
-
Hành trình bia Huda mang hương vị đậm tình ra biển lớn
-
Cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải, dệt may Việt Nam rộng cửa vào EU