ClockThứ Năm, 17/01/2019 13:30

Quảng Điền xây dựng chuỗi sản phẩm hướng đến OCOP

TTH - Trên cơ sở thế mạnh địa phương, huyện Quảng Điền đang tập trung xây dựng 10 sản phẩm theo chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP).

Đường đến OCOPXây dựng “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017- 2020Tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Mây tre đan Bao La là một trong những sản phẩm chủ lực của Quảng Điền

Gắn sản xuất- tiêu thụ- chế biến

Với hơn 300ha rau chuyên canh, hiện Quảng Điền có 31 ha rau an toàn ở Thành Trung, 42 ha rau má ở Quảng Thọ được cấp chứng nhận VietGAP. Nhiều địa phương tập trung liên kết tiêu thụ gắn sản xuất với chế biến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích.

Tại Quảng Thọ, ngoài sản phẩm rau má tươi an toàn tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, HTX Quảng Thọ 2 đang quảng bá và phát triển thương hiệu trà rau má Quảng Thọ. Rau má sau thu hoạch được cơ sở thu mua xử lý ô-zôn và phân phối cho thị trường, phần còn lại được đưa vào sản xuất trà rau má. Với việc gắn sản xuất an toàn với tiêu thụ và chế biến đã nâng mức thu nhập trên mỗi ha rau má từ 150 - 200 triệu đồng/năm lên gần 250 triệu đồng/năm, hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa và rau màu khác.

Ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ lý giải: Trước đây, HTX bao tiêu sản phẩm nhưng bà con trồng rau trên địa bàn vẫn loay hoay tìm đầu mối tiêu thụ. Sau khi thực hiện song song các giải pháp nâng cao chất lượng với sơ chế, chế biến, tình hình này được cải thiện đáng kể.

Ngoài phát triển các mô hình VietGAP, Quảng Điền tập trung phát triển diện tích cánh đồng lớn lúa chất lượng 230,5 ha, trong đó hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị 160,5ha, giá trị tăng bình quân từ 10-12 triệu đồng/ha/vụ. HTX Đông Vinh tiếp tục liên kết hợp đồng với Công ty CP Quế Lâm miền Trung triển khai mô hình sản xuất hữu cơ với diện tích 29 ha (vụ đông xuân 17 ha, vụ hè thu 12 ha). Đây cũng sẽ là một trong những sản phẩm chủ lực được huyện chọn xây dựng sản phẩm OCOP.

Tập trung sản phẩm có thế mạnh

Xác định OCOP là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Điền tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo cơ sở cho việc phát triển sản phẩm. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh như: rau an toàn và các chế phẩm từ rau an toàn, thịt trứng theo hướng VietGAP…

Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, OCOP nếu được triển khai tốt sẽ góp phần thiết thực thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp các xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM từ nâng cao tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Hiện Quảng Điền đã đề xuất 10 chuỗi sản phẩm gồm: rau má Quảng Thọ, rau an toàn Quảng Thành, cánh đồng lớn, mây tre đan Bao La, mướp đắng Tây Hoàng, nước mắm Tân Thành, gà Quảng Vinh, cá lồng Quảng Phú, các loại cá trên đầm phá, sản xuất cá chình giống.

Trước mắt, huyện sẽ chọn sản phẩm nổi bật để phát triển trước rồi dần dần nhân rộng, tiếp đó sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng, vận động các DN, cơ sở, làng nghề tập trung sản xuất sản phẩm chất lượng, đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển mô hình OCOP trên địa bàn.

Việc xây dựng chuỗi sản phẩm hướng tới xây dựng thành công những sản phẩm OCOP, khâu quan trọng nhất không chỉ là thị trường mà còn là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh các giải pháp thị trường, huyện phối hợp với các đơn vị, HTX, các đầu mối tiêu thụ xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhân rộng các mô hình VietGAP, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia như HACCp trong chế biến thủy sản nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm địa phương.

“Có thực hiện an toàn từ khâu sản xuất, xây dựng thương hiệu đến tiêu thụ mới mong đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm OCOP”, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền nói.

Cũng theo ông Tiến, để phát triển các sản phẩm hiệu quả, việc hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi phát triển HTX, DN vừa và nhỏ ở nông thôn, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cũng rất cần thiết. Sau khi xây dựng kế hoạch OCOP, trên cơ sở nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện sẽ tập trung vận động xã hội hóa chương trình, tổ chức các lớp đào tạo, hỗ trợ xây dựng các điểm, trung tâm bán hàng kết nối nông sản với thị trường.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top