ClockThứ Ba, 16/08/2016 13:46

Quang gánh đời người

TTH - Thành Huế trong lòng tôi mang một vẻ êm đềm từ dòng Hương xanh thẳm, cổ kính từ Kinh thành, mơ huyền từ núi Ngự, đượm chút buồn man mác của những cơn mưa Huế, và rực rỡ bởi nét duyên của những đôi quang gánh vào buổi sáng sớm trên cầu Trường Tiền, rồi tỏa đi khắp các nẻo đường.

Nơi mà tôi vẫn thường qua đây vào lúc mặt trời kịp đưa ánh nhìn đúng thời điểm cả cảnh vật lẫn con người đều phô diễn hết vẻ đẹp của mình,…

Mỗi đôi quang gánh là một mảnh đời viết nên một câu chuyện, có thể là mẹ già nuôi con tật nguyền, là người mẹ trẻ mưu sinh cho cả đàn con nheo nhóc khi bờ vai chồng chẳng thể là chỗ dựa, là nhiều nhiều những hoàn cảnh khác nhau nữa,… chỉ biết họ đều cố gắng chất lên đôi vai gầy guộc của mình tất cả mọi thứ, để kiếm thêm được ít đồng, để bát cơm cho con có thêm nhiều thịt, nhiều cá, …

Không hiểu do vô tình hay cố ý, có thể đi bằng con đường khác để đến một điểm nhưng sáng nào tôi cũng tạt qua đây, gặp những người tôi chưa hề quen biết nhưng muốn được ngắm họ, được trải lòng cùng họ nếu có thể. Để rồi, vẫn con người đó, vẫn đôi quang gánh ấy, vẫn những gánh nặng ấy, lại cho tôi những cảm xúc khác nhau.

Tôi yêu từng nhịp phách của đôi gánh hàng mà họ mang, là muôn thứ trái cây, muôn màu xanh của rau quả, muôn nỗi muộn phiền, lo toan của các mẹ, các dì, các chị,…Người Huế của tôi đẹp từ sự chịu thương chịu khó, từ tiếng dạ tiếng thưa, và cũng đi vào thơ văn một cách nhẹ nhàng như thế. …

Có thể bạn đã, sẽ và từng bắt gặp đâu đó những đôi quang gánh từ Bắc vào Nam, ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam này, nhưng nếu bạn muốn lắng lòng mình giữa bộn bề cuộc sống, giữa những nhịp sống hối hả mà đôi khi quên cả mình là ai, hãy một lần đến với Thành Huế, đến với những đôi quang gánh của những con người chịu thương chịu khó để hiểu thêm về quang gánh đời người.

Phan Nguyễn Cẩm Tú

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng gánh

Thời hiện đại, xe chạy dọc ngang, shipper chạy đầy đường… vậy mà còn quang gánh. Không thay đổi như hàng chục năm về trước. Và thậm chí là hơn. Hay là mệ già không theo kịp với thời đại! Hay là mệ muốn níu giữ một điều gì đó của một thời đã qua…

Hàng gánh
Trang sử quê hương qua “đời người cách mạng”

“Đời người cách mạng” là cuốn hồi ký của ông Nguyễn Vạn, một cán bộ lão thành cách mạng của Thừa Thiên Huế. Hồi ký kể lại quãng thời gian gần 40 năm hoạt động của tác giả, từ phong trào Dân chủ (1936-1939) đến ngày giải phóng Thừa Thiên Huế 26/3/1975.

Trang sử quê hương qua “đời người cách mạng”
Ngoại tôi

Vẫn hàng liễu rũ đượm chút buồn man mác, vẫn cánh cửa nhỏ sau hẻm vắng và màu xanh giàn trầu ngoại trồng,… Tự dưng bao kỷ niệm ùa về. Không vồ vập, không dữ dội mà nhẹ nhàng, mát rượi như cánh võng ngoại đưa, câu hò ngoại ru.

Ngoại tôi
Nhà...

Ông trở bệnh nặng, phải đi cấp cứu. Được hai ngày thì ông nhất quyết đòi về nhà, dù sức khỏe xấu, phải thở ô xy. Con cái không đồng ý thì ông làm mình làm mẩy, giật cả dây chuyền dịch. Bác sĩ khuyên, còn nước còn tát.

Nhà
Return to top