ClockThứ Sáu, 18/10/2019 05:30

Quay về với tự nhiên

TTH - Trong những ngày diễn ra hội nghị và hội trại toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) năm 2019, "Quay về với tự nhiên" là ý tưởng trong thiết kế chương trình hoạt động rất có ý nghĩa.

Giống trồng rừng thân thiện với môi trườngHuda sử dụng nắp lon mới giúp tiết kiệm nguyên liệu, thân thiện với môi trường và ngành công nghiệpKêu gọi tham gia cuộc thi Sáng tạo Xanh Thừa Thiên Huế 2019Người trẻ “sống không cần nhựa”Sinh viên London trình diễn thời trang với các thiết kế thân thiện với môi trường

Từ khâu trang trí đến sản phẩm phục vụ hội nghị đều được làm từ các chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường như: tre, nứa, mo cau, giấy cũ, mạ lúa..., mà không dùng ni lông, nhựa.

Nón lá, sản phẩm thân thiện môi trường được giới thiệu tại hội trại của các tổ chức tôn giáo về BVMT

Trở về với tự nhiên là xu hướng chung của con người trong các nền văn minh. Sống hoà mình vào thiên nhiên là mong muốn ngàn năm của con người, là hiện tượng đặc trưng của nền văn minh xanh. Ý tưởng này là một trong những thông điệp nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng các tôn giáo cũng như toàn thể cộng đồng nói chung về phát triển xanh, về việc duy trì các giá trị truyền thống của dân tộc trên một nền tảng thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên... Điều này cũng đồng nghĩa với việc kêu gọi cộng đồng tôn giáo và người dân có những chuyển biến mạnh về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen trong thực hiện các mô hình, cách làm hay để BVMT và thích ứng với BĐKH.

Trong 4 năm kể từ sau hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH” được tổ chức năm 2016 tại TP. Huế, các tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo tại Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai hiệu quả những cam kết, giải pháp như đã ký kết trong Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020.

Đã có hơn 1.014 mô hình về BVMT, ứng phó BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai... được triển khai hiệu quả, nổi bật như các phong trào: Giáo xứ, cơ sở thờ tự “Xanh, sạch, đẹp”; cộng đồng, tổ đoàn kết, tổ tự quản tôn giáo tham gia BVMT; phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo; hạn chế đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự; câu lạc bộ giáo dân tham gia vệ sinh môi trường vào thứ 6 hàng tuần; giáo dân thu gom, phân loại rác thải, bao bì, vỏ chai nhựa… Ngoài ra, có hàng nghìn lớp tập huấn, bồi dưỡng về BVMT, ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai... được triển khai ở các địa phương và trong các tôn giáo, tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức của lãnh đạo và tổ chức tôn giáo về vai trò, trách nhiệm cùng toàn dân tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH.

Những phong trào nêu trên đã tạo sức lan toả lớn trong xã hội, góp phần vào nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị trong việc chặn đà suy giảm, dần cải thiện, phục hồi các chỉ số thành phần chất lượng môi trường; chủ động thích ứng trước BĐKH. Dẫn chứng của Bộ TN&MT thông qua khảo sát của tổ chức độc lập, tỷ lệ người dân quan tâm đến quản trị, BVMT tăng từ 69% năm 2017 lên đến 74% năm 2018; tỷ lệ người dân quan ngại về vấn đề môi trường đã giảm từ 12% năm 2017 xuống khoảng 7% năm 2018; sự lo lắng của người dân về môi trường từ thứ 2 năm 2016, xuống thứ 5 năm 2018. Đây là các chỉ số đánh giá một cách khách quan những kết quả, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp to lớn của các tổ chức tôn giáo.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Return to top