ClockThứ Bảy, 21/04/2018 10:23

Quỹ “bảo hiểm” rừng

TTH - Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, nhìn ở một góc độ nào đó, cũng có thể gọi là “Quỹ bảo hiểm rừng”.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Lợi từ hai phíaVề nơi “rừng biết đi”...Ra mắt Đội Bảo vệ rừng chuyên tráchLợi ích từ trồng rừng nuôi cấy môSử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng: Lấy rừng nuôi rừng

Nói như vậy bởi bản chất của các loại bảo hiểm là tích lũy phòng ngừa rủi ro trong tương lai; số đông cùng chia sẻ rủi ro cho số ít. Khi nhiều công ty bảo hiểm ra đời đã tạo nên một thị trường cạnh tranh cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho khách hàng ngày càng được nâng cao.

Ví dụ như bảo hiểm xe ô tô. Khi chủ nhân đã đóng bảo hiểm, nếu có một sự cố rủi ro nào đó, đơn giản như va quẹt nhẹ, chỉ cần báo cho nhân viên phụ trách bảo hiểm, ngay lập tức đã được đáp ứng các yêu cầu về thủ tục sửa chữa. Có được chất lượng nhanh gọn, tiện lợi, thậm chí là thân thiện như vậy là vì có thị trường dịch vụ bảo hiểm mang tính cạnh tranh. Các công ty bảo hiểm phải giữ khách hàng cũ bằng cách cung cấp một chất lượng dịch vụ tốt để làm hài lòng “thượng đế”. Từ chất lượng dịch vụ như vậy, tạo một sức lan tỏa ảnh hưởng để mở rộng, thu hút nhiều khách hàng mới.

Với hàng chục ngàn ha rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh, kinh tế rừng đã đem lại một nguồn lợi rất lớn cho người dân. Trong chu kỳ trồng rừng từ 4 -5 năm (tùy theo loại đất và vị trí), một héc ta rừng có thể đưa lại lợi nhuận trung bình khoảng 50 triệu đồng. Đã có không ít người trở nên giàu có và thậm chí được gọi là “đại gia” từ trồng rừng. Ngoài các chủ rừng được hưởng lợi trực tiếp, ngành kinh tế này còn tạo ra nhiều dịch vụ kéo theo như ươm giống, làm đất, khai thác, vận tải, chế biến, xuất khẩu… và  giải quyết một lượng rất lớn lao động nông thôn. Từ thực tế như vậy để thấy rằng, kinh tế rừng có một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Thừa Thiên Huế.

Thành lập quỹ  bảo vệ và phát triển rừng, như đầu bài đã đề cập, có thể gọi là một “Quỹ bảo hiểm rừng” là điều cần thiết cho ngành kinh tế quan trọng này.

UBND tỉnh đã có quyết định thành lập và vận hành thí điểm việc xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy, một xã có diện tích rừng khá lớn. Rủi ro lớn nhất đối với rừng chỉ đến từ hai điều: thứ nhất là gió bão, thứ hai là cháy rừng. Rủi ro do gió bão là bất khả kháng nhưng rủi ro do cháy rừng thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của việc thành lập quỹ này là để phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ và hạn chế những thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Chúng ta có thể hiểu cụ thể như thế này: Ví dụ như có một vụ cháy rừng nào đó, không thể từng hộ gia đình có rừng huy động được lực lượng chữa cháy mà phải là các đơn vị chức năng hoặc là UBND xã. Nguồn qũy này sẽ đảm bảo cho việc chi trả công sức huy động lực lượng, mua sắm các thiết bị chữa cháy… ứng phó kịp thời để ngăn chặn hoặc ít ra cũng hạn chế được thiệt hại. Bản chất của quỹ là tự nguyện. Có thể người dân đóng góp mỗi héc ta trong một chu kỳ khai thác bao nhiêu tiền đó, con số không lớn so với tổng nguồn thu từ một héc ta rừng, nhưng để đảm bảo ngăn chặn những thiệt hại hoặc hạn chế thiệt hại là điều rất cần thiết. Nói tính chất “bảo hiểm” là ở khía cạnh như vậy!

Tại xã Phú Sơn nói trên, sau khi triển khai chủ trương xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng về cho dân được phần lớn người dân đồng tình ủng hộ. Xã mới chỉ triển khai thu quỹ đợt đầu trên diện tích gần 400 hec ta đã thu được hơn 150 triệu đồng. Có thể nói đây là một thành công lớn trong việc thuyết phục người dân xây dựng “Quỹ bảo hiểm rừng”. Tích lũy để phòng ngừa rủi ro, nhiều người lo cho rủi ro của một người là việc cần làm.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm

Truyền thông được xem là “chìa khóa” trong công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nên BHXH tỉnh không ngừng thay đổi, đa dạng hóa cả về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền nhằm lan tỏa chính sách BH đến với người dân để người dân hiểu và chủ động tham gia.

“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm
Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với các phương thức truyền thông, vận động của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để trao sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Return to top