ClockThứ Sáu, 25/11/2016 21:49

Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ TNMT

TTH.VN - Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch nhằm bố trí hợp lý ngân sách nhà nước dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất giữa các lĩnh vực; tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa bỏ sự can thiệp và bao cấp của Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường.

Bên cạnh đó, tăng cường phân cấp, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.

Về sự nghiệp khoa học và công nghệ, giai đoạn đến năm 2020, duy trì hoạt động của 7 Viện, gồm 4 Viện trực thuộc Bộ (Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu); 3 Viện thuộc các Tổng cục (Viện Nghiên cứu biển và hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Viện Khoa học môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường; Viện Nghiên cứu quản lý đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai). Thành lập Viện Khoa học tài nguyên nước trực thuộc Bộ. Các Viện thuộc Bộ hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ.

Giai đoạn 2021 - 2030, xem xét, nâng cấp Viện Nghiên cứu biển và hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trở thành Viện trực thuộc Bộ khi đủ điều kiện. Các Viện thuộc Bộ hoạt động ổn định theo cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ.

Thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường

Về sự nghiệp đào tạo, giai đoạn đến năm 2020, duy trì hoạt động của 2 Trường Đại học, gồm: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu chuyển Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung thành Phân hiệu của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại 6 tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc các đơn vị, gồm: Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai; Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia; Trung tâm Đào tạo Việt - Hàn trực thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ và Bồi dưỡng cán bộ công chức trực thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Các Trường là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên, hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top