ClockThứ Sáu, 21/12/2018 14:54

Ra mắt kiệt tác văn chương Pháp qua bản dịch của dịch giả Bửu Ý

TTH.VN - Đây là những tác phẩm từng được ấn hành trước 1975, nay được Công ty sách Phanbook phối hợp NXB Văn hóa – Văn nghệ giới thiệu trở lại trong một hình thức hoàn toàn mới gồm 3 cuốn: “Đứa con đi hoang trở về”, “Vỡ mộng”, “Thư gửi một con tin” được dịch giả tài hoa Bửu Ý dịch.

Cầu nối Việt - PhápSách vẫn song hành cùng cuộc sốngRa mắt Tập san Quán Văn “Bửu Ý và văn học xứ Huế”

3 kiệt tác văn chương Pháp qua bản dịch của dịch giả Bửu Ý

Bộ sách là kiệt tác văn chương Pháp vừa ra mắt bạn đọc nhân dịp Giáng sinh 2018.

“Đứa con đi hoang trở về” (Le retour de l’enfant prodigue, 1907) của tác giả André Gide khởi nguồn cảm hứng từ dụ ngôn Đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh Tân ước. Với một sự triển khai đa chiều, André Gide đưa vào đó bốn cuộc đối thoại, như một vở kịch bốn màn, kéo câu chuyện khỏi không gian của bản kinh giáo điều để nối kết với cuộc sống nhân gian vốn dĩ phức tạp. Qua ngôi nhà và khát vọng tự do, chọn lựa phiêu lưu của tuổi trẻ và sự trở về kiếm tìm cứu rỗi nơi một con người đã nếm trải gió bụi lạc lối…, André Gide mở ra các cảnh huống triết lý mà ở đó, có thể mỗi người đọc đều đã từng “nhập vai”.

“Vỡ mộng” (Isabelle, 1911) cũng là tác phẩm của André Gide nói về mộng và thực, hư cấu và đời thật đã hòa quyện lấy nhau trong đời sống tâm hồn của một thanh niên lý tưởng và đa cảm. Lâu đài Quartfoutche cổ xưa như chốn Đào nguyên, tách biệt với cõi nhân gian rộn ràng đã đổ bóng xuống nỗi cô độc của chàng Lacase. Ở đó, mùi vị của thứ tình ái viễn mơ, sự theo đuổi đam mê đã tự khắc trỗi dậy và cũng tự khắc tàn phai. Một không khí “hoang phế gió lộng” của thời thanh xuân được André Gide đưa vào trong cuốn tiểu thuyết truyện lồng trong truyện nhuốm u hoài và quyến rũ.

“Thư gửi một con tin” (Lettre à un otage, 1943) của Antoine de Saint-Exupéry nói về giá trị tuyệt đối của con người. Từng bay trên những sa mạc, biển cả, đô thị, xuyên biên giới các quốc gia, vùng lãnh thổ, cha đẻ của Hoàng tử bé tiếp tục truyền trao nguồn cảm hứng du hành cùng những chiêm niệm về nhân sinh trong tập sách nhỏ này. Tinh thần tự do, lòng ái quốc, tình bạn, giá trị con người và cả những khuyết tật của văn minh, những biên giới văn hóa được ông trải ra trên các đoản văn đầy thi tính và giàu triết lý.

Nhà văn, nhà giáo, dịch giả Bửu Ý trong một lần tham gia sự kiện văn hóa

Nhà văn, nhà giáo, dịch giả Bửu Ý nguyên là giảng viên Pháp văn, trưởng khoa ngoại ngữ của Trường đại học Sư phạm Huế. Ông từng được Pháp trao Huân chương Cành cọ hàn lâm. Huân chương cao quý này dành cho những người được xem là cầu nối văn hóa - giáo dục giữa hai nước Việt - Pháp, quảng bá văn hóa Pháp tại Việt Nam và giảng dạy tiếng Pháp...

Tin, ảnh: P. Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan Huế: “Người dịch tốt, bản dịch sẽ hay”

“Cũng như tác giả của cuốn sách, người dịch cũng nâng niu tác phẩm như chính đứa con của riêng mình, lúc nào cũng cố gắng hết sức để đứa con của mình ra đời được trọn vẹn nhất có thể”. Võ Thị Hương Lan - cô gái Huế theo đuổi niềm đam mê dịch thuật đã tâm sự như thế khi nói về công việc mà mình đang theo đuổi.

Lan Huế “Người dịch tốt, bản dịch sẽ hay”
Một tính cách, tâm hồn Huế

“Ở Bửu Ý có sự cẩn mật, sự lễ nghi, sự nhạy cảm của Huế… Đọc sách của Bửu Ý nhận ra giọng văn của kẻ "nghiêng trời đổ đất" mà lại rất đơn giản. Anh đơn giản từng chữ một mà rất Huế”. Vẻ như, nhận định của GS. TS. Thái Kim Lan đã phác thảo đầy đủ chân dung của dịch giả, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Bửu Ý.

Một tính cách, tâm hồn Huế
Return to top