ClockThứ Ba, 18/04/2017 14:31

Ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tổ chức Lễ ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, đơn vị trực thuộc Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.

Đông đảo học giả, các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh học đã tham dự, đóng góp nhiều ý kiến cho Ban Biên tập Tạp chí.

Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chúc mừng Ban Biên tập, đội ngũ cộng tác viên và đông đảo bạn đọc của Tạp chí.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ ra mắt. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: Việc ra đời Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh là một chủ trương đúng đắn, một nhiệm vụ có ý nghĩa vừa cấp thiết, vừa lâu dài, nhằm đáp ứng yêu cầu chung của đất nước là đẩy mạnh nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh chống những quan điểm sai trái, phản động, bảo vệ, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; đồng thời nghiên cứu, tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước - những học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tạp chí sẽ là một thành viên mới quan trọng trên diễn đàn nghiên cứu và phát triển lý luận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh đó, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cũng cho rằng, trong tình hình bùng nổ thông tin như hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh sẽ phải khắc phục không ít khó khăn và thách thức. Để từng bước khẳng định và nâng cao vị thế của mình, Tạp chí cần không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo truyền tải những nội dung mang tính khoa học, tính Đảng, đồng thời có tính thời sự, thiết thực, hữu ích và hấp dẫn độc giả cả về nội dung và hình thức.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, sự ra đời Tạp chí là cột mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của Viện, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động báo chí. Do đó, Tạp chí cần có những nội dung mang tính khoa học cao để trở thành một Tạp chí uy tín, thể hiện rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là quan niệm của Hồ Chí Minh về suy thoái đạo đức - nhìn từ góc độ văn hóa Đảng.

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Xanh, người nghiên cứu lịch sử về Hồ Chí Minh cho rằng, việc ra đời một tạp chí chuyên nghiên cứu Hồ Chí Minh đã đáp ứng được rất nhiều ý nghĩa và mong đợi của các nhà nghiên cứu về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Các chuyên mục trong Tạp chí đầy đủ, chi tiết, nêu đúng tên gọi của Tạp chí. Giáo sư Phạm Xanh đề xuất, Ban Biên tập Tạp chí mở thêm chuyên mục Học và làm theo lời Bác để tạo sự gần gũi với nhân dân.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Triết học Hoàng Chí Bảo, với những học viên cao học và nghiên cứu sinh, đây sẽ là diễn đàn khoa học giúp thể hiện những suy nghĩ, cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu trẻ hiện nay. Giáo sư Hoàng Chí Bảo mong muốn Ban Biên tập tạo mọi điều kiện để các học viên, nhà nghiên cứu trẻ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có cơ hội nêu lên những ý kiến đóng góp trong công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh, tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu của các nhà khoa học tiền bối.

Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh được xuất bản ba tháng/kỳ là sự tiếp nối và phát triển Đặc san “Hồ Chí Minh học” được xuất bản từ quý I/2011. Tạp chí dự kiến đăng tải các bài nghiên cứu thuộc những chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tiểu sử Hồ Chí Minh; Học tập, vân dụng, phát triển di sản Hồ Chí Minh; Tiểu sử, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Thế giới viết về Hồ Chí Minh; Nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top