ClockThứ Bảy, 04/05/2019 11:58

Rác và hoa: Biến “của nợ” thành “của để dành”

TTH - Từ khi về lại Huế xây dựng “Bến Xuân” đến nay đã hơn hai mươi năm, chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến cảnh người dân, từ trẻ em đến các hội đoàn, doanh nghiệp đến chính quyền cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường đồng lòng như thế, cùng chung tay thực hiện “Cúi mình xuống nhặt một cọng rác” cho Huế xanh - sạch - sáng.

Điều quan trọng là thay đổi nhận thức của người dânNhân rộng “Ngày Chủ nhật xanh”

Hai bạn trẻ tình nguyện thu gom rác ở bến thuyền phía trước chùa Thiên Mụ. Ảnh: P. THÀNH

Huế sẽ ngập tràn hương sắc với “Bốn mùa hoa”. Nhưng chúng ta cần đi đến tận cùng, để những mong ước cho một sự đổi thay, để những cố gắng hành động không trở thành những hệ lụy.

Chúng ta dọn sạch rác ra khỏi phố phường để Huế xanh, sạch, sáng, để rác khuất tầm nhìn của ta và của du khách, nhưng rác sẽ đi về đâu. Rác biến mất chăng? Chúng ta sẽ đứng trước viễn cảnh chưa bao giờ “tìm” ra được nhiều rác trong thời gian ngắn như lúc này. Rác sẽ tập trung dồn về các bãi rác trong TP. Huế, trên địa bàn Thừa Thiên Huế, vì chẳng tỉnh nào sẽ nhận cho ta.

Rác sẽ tràn ngập những nhà máy xử lý rác thải vốn đã tồn đọng, ngập tràn như ở phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy. Các bãi chôn lấp rác của Công ty CP Môi trường&Đô thị Huế sẽ quá tải. Hệ lụy rác sẽ lênh láng từ ngoài cổng đến sân...

Muốn hoa xanh tươi ngập tràn hương sắc, hoa cần phân bón. Chúng tôi với kinh nghiệm của BioFarmingViet nay là Hữu cơ Huế Việt biết rõ giá thành cũng như sản phẩm tin tưởng được hiện có trên thị trường. Sẽ “đắt, rất đắt” và hiếm “mà chỉ để trồng hoa thôi!”. Dễ dàng hơn và cũng “rẻ hơn” là đủ các loại phân bón hóa học đủ tất cả màu sắc, tất cả hệ lụy cho môi trường. Chúng ta thử tưởng tượng cả Thừa Thiên Huế bốn mùa hoa sẽ sử dụng bao nhiêu phân bón hóa học, và lượng hóa học tập trung đó sẽ ảnh hưởng ra sao với môi trường, đất và nước. Không thể tưởng được hết hệ lụy này, trong khi chúng ta đang cố gắng tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ có lợi lâu dài cho đất, cho chất lượng nước sông Hương và thân thiện với môi trường.

Rác phát sinh ra ở đâu sẽ giải quyết dứt điểm ở chỗ đó, biến rác thành hoa và hoa màu sử dụng ngay tại chỗ. Bằng cách làm phân hữu cơ tại chỗ từ rác qua phương pháp community-based composting đơn giản nhất mà không cần nhà máy xử lý, không cần nhà máy phân bón. Dĩ nhiên mô hình nào cũng cần tổ chức, đào tạo và vận hành một cách khoa học để bảo đảm chất lượng. Chúng ta sẽ thay đổi cách nhìn từ rác như là “cục nợ” biến rác thành một “của để dành” không những để trồng hoa mà còn là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho nền nông nghiệp hữu cơ mà chúng ta đang muốn tiến lên.

Thừa Thiên Huế, với quyết tâm cao chắc chắn sẽ làm được. Cấu trúc chặt chẽ của xã hội chúng ta với tổ dân phố, phường, xã, huyện, thành phố đan xen với các hội đoàn dân sự của mặt trận là điều kiện lý tưởng nhất để tổ chức, đào tạo, vận hành, kiểm soát ảnh hưởng tiêu cực như khử mùi hôi, và kiểm soát chất lượng sản phẩm compost.

Làm được điều này chúng ta sẽ thổi nội dung văn hóa vào lối sống của người dân. Tiếp đến là giáo dục cộng đồng phân loại rác để làm compost cho từng nhà có kiểm soát, và tạo Komposthaufen cho từng tổ dân phố có người tổ chức (organizer). Những người được đào tạo kỹ thuật trong việc làm compost, được trả lương để chăm sóc toàn bộ quá trình biến “của nợ” thành “của để dành”. Như thế sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm, tạo thêm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp hữu cơ. Nhất là giáo dục cộng đồng về môi trường để việc lọc rác, hạn chế rác, biến rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ thành một cách sống (way of life) văn hóa của người dân Huế.

Phương pháp biến rác thành phân hữu cơ community-based composting nếu làm triệt để sẽ xử lý được đến hơn 50% rác thải. Rác hữu cơ sinh ra ở đâu biến thành phân bón hữu cơ sử dụng tại chỗ đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển (bớt thải CO2 ra môi trường), tạo thành một vòng khép kín (closed loop) của thiên nhiên, từ thiên nhiên trở về thiên nhiên sau khi làm đẹp và hữu dụng trong cuộc sống văn hóa của người dân.

Chúng ta có thể biến rác thành hoa, làm đất màu mỡ, và nhất là thổi nếp sống thân thiện môi trường vào cuộc sống văn hóa của người dân. Biến rác thành hoa không phải là công nghệ hỏa tiễn, không cần phải đầu tư nhà máy hàng triệu hàng tỷ USD. Nhưng cần một quyết tâm của từng người dân, của toàn bộ lãnh đạo chính quyền các cấp để thay đổỉ nội dung văn hóa cuộc sống mỗi ngày của từng người dân trong từng tổ dân phố...

Community - based composting:

Mỗi tổ dân phố (TDP) tự làm phân hữu cơ bằng tổ chức tự quản của từng xóm, từng TDP. Mỗi hộ dân tự phân loại rác hữu cơ gồm tất cả các loại thực vật như rác rau củ quả, hoa lá cỏ rơm rạ, nhành cây nhỏ (thức ăn thừa phải xử lý chặt chẽ để tránh mùi hôi thối và chuột bọ). Từng hộ dân sẽ tự đem rác hữu cơ nhà mình đến điểm làm phân hữu cơ trong TDP mình được thiết kế đơn giản hiệu quả thích hợp với điều kiện khí hậu ở Thừa Thiên Huế, thường là ba hộc xây thông thoáng. Người của TDP được tập huấn kỹ thuật để kiểm soát đầu vào của nguyên liệu, đảo trở rác hữu cơ theo chu trình chuyển nguyên liệu từ hộc compost đầu tiên, và kiểm soát chất lượng phân hữu cơ đầu ra ở hộc compost cuối cùng.

TRƯƠNG ĐÌNH NGỘ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để nhặt rác là một loại phản xạ có điều kiện

Ngày 22/11 vừa qua, tại Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện thể thao rất độc đáo và thú vị - Giải Vô địch thế giới về nhặt rác (Spogomi World Cup) với sự tham dự của 21 đội đến từ khắp nơi trên thế giới. Spogomi là từ kết hợp giữa “sport” (thể thao) và “gomi” (tiếng Nhật có nghĩa là rác). World Cup Spogomi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 với quy mô trong nước, nhằm khuyến khích mọi người dọn dẹp không gian công cộng.

Để nhặt rác là một loại phản xạ có điều kiện
Hai năm & một nếp sống đẹp

"Ngày Chủ nhật xanh” sau hai năm triển khai, từ một phong trào đã trở thành thói quen, nếp sống đẹp thường ngày của người dân xứ Huế.

Hai năm  một nếp sống đẹp
Return to top