ClockThứ Sáu, 02/12/2016 16:31

Rút kinh nghiệm chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên

TTH.VN - Sáng 2/12, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (BCĐTƯVPCTT) tổ chức Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành liên quan, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 10, 11 của năm 2016.

Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì. Tại điểm đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì hội nghị, các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của BCĐTƯVPCTT, giữa tháng 10 năm 2016 đến nay, khu vực miền Trung và Tây nguyên đã có 4 đợt mưa lũa lớn trên diện rộng, trong đó đặc biệt có 2 đợt mưa lũ vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11/2016. 4 đợt mưa lũ đã gây thiệt hại về người và tài sản trên diện rộng. Cụ thể, có 65 người chết và mất tích, 191 nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước, 22 nghìn ha lúa bị ngập và hư hại. Tổng thiệt hại về vật chất ước tính 7.198 tỷ đồng. Đặc biệt, trong mưa lũ đợt 2 tháng 11, đã làm sạt lở hơn 683 nghìn m³ đất đá, đường giao thông, làm hư hỏng hàng trăm ki lô mét hệ thống kè, kênh mương, công tình thủy lợi…

Tại điểm đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì hội nghị

Mặc dù các cấp chính quyền địa phương, người dân đã chủ động phòng ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại song vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại và thách thức. Đó là thiệt hại về người vẫn còn lớn, nguyên nhân chính vẫn do một bộ phận người dân, chính quyền địa phương còn chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó, chưa thực hiện nghiêm túc, triệt để công điện của chính phủ và các cấp, nhất là khi lũ lên nhanh.

Công nghệ dự báo bao gồm hệ thống quan trắc, ra đa, lưới trạm khí tượng thủy văn, nhất là tại các vùng địa hình phức tạp, chia cắt còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều hồ chứa thiếu thiết bị quan trắc, khí tượng thủy văn, khu vực thượng lưu hồ. Việc phối hợp với địa phương và thông tin xả lũ của các nhà máy thủy điện, chủ các hồ đập còn hạn chế. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng làm co hẹp lòng dẫn thoát lũ dẫn đến mực nước lên nhanh.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại và giải pháp, khắc phục trong công tác ứng phó với thiên tai thời gian qua, đặc biệt là sau các trận lưa lũ tháng 10 và 11 năm 2016 ở khu vực miền Trung và Tây nguyên. Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát kế hoạch, giải pháp để ứng phó với tình trạng cực đoan và bất thường của thời tiết. Cập nhật, theo dõi tình hình diễn biến thời tiết trong thời gian tới. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng sẵn sàng ứng phó với thời tiết bất thường.

Công tác chỉ đạo, khắc phục hậu quả mưa bão luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, kịp thời

Tại Thừa Thiên Huế, trong đợt mưa lũ lớn từ tháng 10 và tháng 11 năm 2016, đã làm các hồ chứa nước thủy điện đạt 80-94% dung tích; hồ thủy lợi đạt 100% dung tích. Mưa lũ đã gây nên tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, thiệt hại về người và tài sản. Cụ thể, làm 4 người chết, 4 người bị thương và 450 nhà sập, tốc mái. Gió mạnh triều cường đã gây sạt lở nặng hơn 70km dọc bờ biển, sông trên địa bàn tỉnh. Tổng thiệt hại gần 183 tỷ đồng.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, trong tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, để chủ động đối phó, khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống người dân, trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, đề nghị Chính phủ, bộ ngành trung ương và BCĐTƯVPCTT quan tâm hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế 173 tỷ đồng giúp khắc phục hậu quả bước đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Hỗ trợ 250 tấn lúa giống để gieo cấy vụ đông xuân, 50 nghìn liều vắc xin lở mồm long móng. Đề nghị Bộ TN&MT quan tâm đầu tư 3 hệ thống máy đo gió trên địa bàn. Về lâu dài, đề nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ để tiếp tục đầu tư chương trình nâng cấp đê biển, chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa.

          Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt

Dự báo hôm nay (18/4), ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Cảnh báo, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở biển về lâu dài, UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các địa phương kiểm tra, khảo sát đề xuất phương án xử lý chống sạt lở và lập chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp, nhằm từng bước đầu tư khi có nguồn vốn.

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển
Return to top