ClockThứ Ba, 06/02/2018 19:49

Sẵn sàng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Đại học Huế

TTH - Giải quyết dứt điểm việc định cư không hợp pháp và tái chiếm của hơn 200 hộ dân ở khu vực Trường đại học Kinh tế và Khoa Giáo dục - Thể chất; điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Đại học Trường Bia... là những đề xuất của Đại học Huế (ĐHH) tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Thông báo số 38/TB – VPCP-Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, diễn ra chiều 6/2.

Giải tỏa “tâm tư” cho đại học HuếMặt bằng cho làng Đại học HuếPhát động cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” tại Đại học Huế

Sinh viên Trường ĐH Nông lâm tham gia nghiên cứu khoa học. Ảnh: Hữu Phúc

Xác định mục tiêu, đề ra giải pháp

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHH-Nguyễn Quang Linh thông tin, trên cơ sở 6 kết luận của Thủ tướng Chính phủ, ĐHH xác định mục tiêu và giải pháp cơ bản là, tiếp tục xây dựng và phát triển thành một cơ sở giáo dục ĐH có vị trí cao trong khu vực và quốc tế. ĐHH tập trung tái cấu trúc tinh gọn bộ máy, phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước theo hướng tự chủ ĐH; tập trung đầu tư các ngành đào tạo mũi nhọn mang tính chiến lược lâu dài, đào tạo theo cơ chế đặc thù của Nhà nước, theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động; giảm đầu mối các đơn vị hành chính ở các trường thành viên và đơn vị trực thuộc. Xây dựng 3 trường ĐH thành viên theo hướng nghiên cứu (Trường ĐH Y Dược, ĐH Nông Lâm và ĐH Khoa học), tiến đến phát triển ĐHH theo hướng ĐH nghiên cứu; các viện và trung tâm nghiên cứu tự hoạch toán thu chi và tự chủ 100%; phát triển Viện Công nghệ Sinh học sau khi Chính phủ phê duyệt đề án phát triển Viện Công nghệ Sinh học miền Trung...

Vốn đầu tư nâng cấp các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc; việc giải phóng mặt bằng, chống lấn chiếm mặt bằng khu quy hoạch đô thị ĐHH ở khu vực Trường Bia khó khăn.

“Rất mong Tỉnh ủy, lãnh đạo TP. Huế giải tỏa dứt điểm cây xăng ở Ngự Bình để trường có sự quy hoạch ĐH thật hoàn chỉnh”, ông Bảo Khâm, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐHH đề xuất.

Lãnh đạo ĐHH và các trường thành viên cũng đề xuất với Bí Thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển các giải pháp khoa học và công nghệ để áp dụng tại địa phương. Mong rằng, tỉnh có sự đặt hàng về giống thuỷ sản cho ĐHH; giao ĐHH phát triển vùng dược liệu khoảng 50 -100 ha ở các huyện: A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông; kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng truyền dữ liệu hồ sơ bệnh án, bảo hiểm y tế ở các trạm y tế xã phường.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định: "Sẵn sàng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Đại học Huế"

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

Ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho rằng, ĐHH cần chủ động hơn trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về phát triển. Một số đề xuất của ĐHH cần nghiên cứu kỹ để làm phương án cho phù hợp với các quy định hiện hành.

“Với những đề xuất trong giải phóng mặt bằng, chúng tôi luôn chỉ đạo quyết liệt, ủng hộ tối đa để tập trung giải tỏa. Mong các trường có sự thông tin hai chiều, đến gần hơn với lãnh đạo tỉnh và thành phố để tập trung tháo gỡ khó khăn”, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP. Huế nêu ý kiến.

“Trách nhiệm của ĐHH là cần thành lập các khu ký túc xá hiện đại để thu hút sinh viên đến với mình, nếu không làm, số lượng sinh viên đến với ĐHH sẽ giảm”, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trăn trở.

Theo UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, thời gian qua, ĐHH rất thiếu sự phối hợp giữa tỉnh và các đơn vị, ban, ngành. Nếu không đổi mới cách nhìn, cách phối hợp trong thời gian tới thì ĐHH sẽ gặp nhiều khó khăn. Những đề xuất của ĐHH cần phải tính toán kỹ, với những mô hình mới, phù hợp với xu thế hiện nay. Muốn vậy, phải xáo xới lại quy hoạch, triển khai thực hiện lại kiến trúc của ĐHH. Không chỉ chuyển giao công nghệ, mà ĐHH phải cần có thương hiệu. ĐH Y - Dược tham gia phát triển mô hình cây dược liệu, đưa những ý tưởng trở thành “sáng kiến quốc gia”. ĐH Khoa học Huế tập trung đào tạo sinh viên nguồn nhân lực chất lượng, công nghệ cao. Tỉnh sẽ tổ chức hội thảo, mời chuyên gia hàng đầu đến dự để tập trung tháo gỡ khó khăn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cao. Trường ĐH Ngoại Ngữ cần nghiên cứu thị trường để đào tạo đúng theo nhu cầu.

“ĐHH cần nghiên cứu kỹ Thông báo 38 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp làm tốt hơn trong thời gian tới. Cơ cấu của ĐHH phải phù hợp trong chiến lược phát triển của mình. Quy hoạch phát triển của ĐHH một cách cụ thể, chắc chắn, nhưng phải kịp thời. Tỉnh rất mong muốn ĐHH và các trường thành viên bám sát mục tiêu của tỉnh để xác định trách nhiệm, quyết tâm thực hiện đạt kết quả cao nhất. Những kiến nghị, đề xuất của ĐHH, tỉnh sẵn sàng làm việc với bộ, ngành để có nguồn lực thực hiện. Các cơ sở chuyển đổi để khai thác quỹ đất, tỉnh hoàn toàn đồng ý và giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng cho ĐHH. ĐHH cần đi tắt, đón đầu xu thế hiện nay để tập trung đào tạo ngoại ngữ để giải quyết nguồn nhân lực của tỉnh. Nông nghiệp chất lượng cao cũng phải hướng đến để phục vụ người dân tốt hơn, tạo sự phát triển du lịch của tỉnh”, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nêu ý kiến.

Kết luận tại buổi làm việc, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định: ĐHH cần chủ động trong hợp tác để phát triển. ĐHH cần mạnh dạn sắp xếp lại các trường thành viên sao cho hợp lý hơn, phù hợp với xu thế chung hiện nay. Trong đào tạo cần gắn kết với chất lượng đầu ra, đầu vào hợp lý để tạo sự phát triển bền vững. Sắp tới, một số doanh nghiệp làm việc với ĐHH và các trường thành viên để nghiên cứu, tuyển kỹ sư đi làm việc ở nước ngoài. Giải phóng mặt bằng khu vực Trường Bia cần có sự phối hợp chặt chẽ. Cơ sở vật chất cũng có sự tính toán, sắp xếp lại, có quy hoạch rõ ràng. Quỹ đất hỗ trợ cho làng ĐHH tuy khó, những vẫn phải nghiên cứu cơ chế hợp lý. Vấn đề hợp tác cũng phải có sự đánh giá lại, việc phối hợp giữa tỉnh và ĐHH như thế nào để thực hiện tốt hơn. Tinh thần chung của tỉnh xem ĐHH là một trong những lĩnh vực đột phá của tỉnh. Những vấn đề khó của ĐHH tỉnh sẵn sàng hỗ trợ, tháo gỡ. Mong muốn lớn nhất, là làm sao để ĐHH phát triển xứng tầm bằng chính sự nỗ lực cố gắng của mình; góp phần vào sự thành công chung của tỉnh.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Return to top