ClockChủ Nhật, 05/03/2017 10:53

“Sách trắng” về tương lai châu Âu nói gì?

Với 32 trang và 5 kịch bản, “Sách trắng” đề cập đến phương hướng cải tổ nhằm mở ra “một chương mới” cho lịch sử EU thời hậu Brexit.

Anh công bố kế hoạch Brexit

Ngày 1/3, tại Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) ông Jean-Claude Juncker đã công bố “Sách trắng” về tương lai châu Âu. Văn kiện này nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU tại Rome (Italy) vào ngày 25/3 tới. 

Ông Juncker mong muốn nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước thành lập EU, phải là một sự kiện đánh dấu một chương phát triển mới cho châu Âu, đồng thời nhấn mạnh một EU thống nhất với 27 nước phải tự quyết định vận mệnh của mình.

sach trang dinh huong tuong lai chau au thoi hau brexit hinh 1
Các kịch bản về tương lai của châu Âu thời hậu Brexit được vạch rõ trong Sách trắng. Ảnh minh họa: Reuters

Từ các kịch bản sẽ bàn thảo…

Chủ tịch Ủy ban EC Juncker nói: Để “Tương lai châu Âu không thể trở thành con tin của các cuộc bầu cử, của các đảng chính trị. Brexit dù là một sự đáng tiếc, nhưng sẽ không thể ngăn cản EU tiến đến tương lai của mình. Chúng ta sẽ tiếp tục con đường của mình và đó là điều mà chúng ta phải làm”.

Ông Juncker còn cho biết mục tiêu của “Sách trắng”  là thực tế về những gì mà EU có thể và không thể làm. Giống như “Chúng tôi không thể cung cấp các mặt trăng. Trong khi tất cả chúng ta có thể làm là đưa ra một kính viễn vọng”.

Trong “Sách trắng”, Chủ tịch Juncker liệt kê ra 5 kịch bản cho châu Âu, tương đương với các mức độ hội nhập khác nhau, và kêu gọi các lãnh đạo châu Âu phải có lập trường rõ ràng khi thảo luận và lựa chọn.

Một là, EU sẽ tái tập trung vào thị trường chung châu Âu với việc thực hiện chương trình cải cách tích cực theo tinh thần của các Ủy ban của Juncker New Start cho châu Âu từ năm 2014 và Tuyên bố Bratislava của 27 nước thành viên hồi tháng 9/2016, có tính đến lợi ích của các nước thành viên thời hậu Brexit. Đây là kịch bản có lợi cho việc bảo đảm sự đoàn kết của EU 27 mà vẫn có thể kiểm soát được các vụ tranh chấp lớn.

Hai là, EU sẽ hướng tới một châu Âu tập trung duy nhất, trên thị trường duy nhất. Theo đó, các nước phải làm việc chung với nhau nhiều hơn nữa, thông qua việc mở rộng khả năng chia sẻ các năng lực của 27 thành viên và đẩy nhanh tiến độ ra quyết định của EU, tập trung vào các thị trường đơn lẻ và tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, đó sẽ là sự trở lại của việc kiểm soát biên giới, khiến trở ngại đối với việc tìm kiếm công ăn, việc làm và bảo đảm y tế cho những người nước ngoài.

Ba là, phát triển theo phương án “EU với nhiều tốc độ”, với những thành viên muốn hợp tác cùng nhau nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực quốc phòng hay quản trị khu vực Eurozone sẽ không bị cản trở bởi những thành viên vẫn còn đang lưỡng lự; cho phép các nước thành viên có thể liên kết với nhau nhiều hơn trong các lĩnh vực cụ thể. Theo kịch bản này, EU 27 sẽ chia thành hai ngả khác nhau, với những quốc gia có nhu cầu hợp tác nhiều hơn, họ thể tiến trước như  một “liên minh mở”.

Bốn là, EU 27 tập trung vào việc cung cấp nhiều hơn và nhanh hơn trong lĩnh vực, chính sách được lựa chọn, trong khi một số lĩnh vực khác lại ít cảm nhận được giá trị gia tăng, có ít sự tiến bộ. Theo đó, sự quan tâm và nguồn lực hạn chế được tập trung vào lĩnh vực, chính sách lựa chọn. Đây là mô hình được coi là “ít hiệu quả hơn”, và chỉ có thể tập trung nguồn lực hạn chế trên các lĩnh vực mà EU có thế mạnh.

Năm là, Các quốc gia thành viên tự quyết định chia sẻ quyền lực, nguồn lực nhiều hay ít theo thỏa thuận. Theo kịch bản này, 27 quốc gia thành viên có thể liên kết với nhau nhiều hơn ở cấp độ châu Âu và sau đó cũng được thực hiện nhanh chóng hơn.

Đến tương lai phát triển EU 27…

Với việc công bố “Sách trắng” EC sẽ tổ chức một loạt các cuộc thảo luận về tương lai của EU, trên toàn châu Âu trong thời gian tới với các nội dung quan trọng: kích cầu phát triển xã hội; làm sâu sắc thêm về Liên minh Kinh tế, Tiền tệ; khai thác xu thế toàn cầu hóa; tương lai nền quốc phòng Châu Âu và tương lai tài chính EU…

Được biết, Chủ tịch Juncker sẽ có bài phát biểu với Liên minh vào tháng 9, về những ý tưởng trước khi kết luận đầu tiên có thể được rút ra trong năm nay của Hội đồng châu Âu vào tháng 12/2017. Điều này giúp xác định Chương trình hành động sẽ được đưa ra trong thời gian trước các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6/2019.

“Sách trắng” về tương lai của EU đã đưa ra những khuyến nghị mới về định hướng phát triển để các thành viên có thời gian thảo luận và quyết định. Thời điểm công bố “Sách trắng” cũng có chủ đích lựa chọn trước các cuộc bầu cử ở một số nước thành viên mà kết quả có thể làm thay đổi cơ bản định hướng của EU.

Vì thế, EC đã dùng “Sách trắng’ vào cuộc tranh luận rộng khắp, khi tài liệu này có thể tác động trực tiếp đến những cuộc bầu cử, đặc biệt là các cuộc bầu cử quốc hội ở Hà Lan, Đức và bầu Tổng thống ở Pháp. Với mục tiêu chính là ngăn chặn trào lưu ly khai và sự trỗi dậy của những lực lượng dân tộc chủ nghĩa, cánh hữu cực đoan muốn EU bị tan rã.

Theo giới phân tích, nội dung quan trọng nhất của “Sách trắng” là khuyến nghị về một “EU với nhiều tốc độ”. Tuy nhiên, so với tôn chỉ và mục đích mà khối này đề cao trước đây, thì “EU với nhiều tốc độ” vẫn là một bước lùi, là sự công nhận thất bại hơn là một ý tưởng mới mẻ.

“EU với nhiều tốc độ” cũng đồng nghĩa với các mối liên kết và ràng buộc lẫn nhau trở nên lỏng lẻo hơn, hình thức và thực chất liên minh, liên kết cũng khác biệt so với cơ chế trước đây. Khuyến nghị của “Sách trắng” khiến EU từ chỗ “nhất thể hóa” trước đây, nay lùi về liên kết “lỏng lẻo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay EU không còn sự lựa chọn nào khác để có thể vượt qua những thách thức và tránh khỏi sự tự tan rã.

Trước đó, ngày 2/2, Chính phủ Anh cũng đã công bố “Sách Trắng” về việc rời khỏi EU hay còn gọi là Brexit. Theo đó, Anh đã đưa ra 12 ưu tiên, trong đó nhấn mạnh nước Anh sẽ tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với EU; tiếp tục hợp tác an ninh, duy trì khu vực đi lại chung với Cộng hòa Ireland, đồng thời tiếp tục có những “đóng góp hợp lý” vào ngân sách EU... Điều 50 của Hiệp ước Lisbon sẽ được kích hoạt vào cuối tháng 3 này. 

Như vậy, trước nguy cơ đổ vỡ, các nhà lãnh đạo EU đã chọn con đường cải tổ, theo hướng “EU với nhiều tốc độ”, thông qua việc thảo luận của 27 thành viên, trước khi diễn ra những sự kiện có tính “nhạy cảm” và lễ kỷ niệm 60 năm (25/3) ngày ra đời Hiệp ước Rome tạo nền móng cho việc thành lập thị trường chung. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của cuộc cải cách EU vẫn còn đang ở phía trước./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top