Sân khấu tại gia
TTH -
Sân khấu tại gia đã có từ thời các Chúa Nguyễn và nay, đó là cách người Huế nuôi dưỡng tâm hồn mình.
Trong lịch sử nghệ thuật diễn xướng của sân khấu truyền thống Huế, ngày xưa thường được sử dụng trong các cuộc tế, lễ hoặc các dịp hiếu, hỉ, giải trí ở triều đình và các phủ đệ. Ở các phủ đệ của quan lại triều Nguyễn thì xuất hiện thêm một loại hình nghệ thuật khác, đó là ca nhạc Huế thính phòng - sau này được phát triển và trở thành một thể loại sân khấu mới là Ca kịch Huế. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635) nghệ thuật diễn xướng cung đình khá phát triển. Bấy giờ Đào Duy Từ đã lập ra Hòa Thanh Thự trong triều đình gồm ba đội: đội nhất và đội ba chuyên về nhạc, đội nhì chuyên về ca, múa. Mỗi đội này có một suất đội và 120 người lính, các đội này chuyên phục vụ trong các dịp nghi lễ, tế bái, yến tiệc của triều đình.
![]() |
Ca Huế ngày càng được xã hội tôn vinh. Ảnh: Diên Thống |
Thời đó, tuồng là hình thức sân khấu phát triển nhất, loại hình nghệ thuật này được các chúa Nguyễn và vua Nguyễn rất yêu thích. Về sau, bên cạnh tuồng, sân khấu ca kịch Huế cũng đã vang bóng trong các phủ đệ của quan lại triều Nguyễn cũng như trong các gia đình danh giá có mang dòng máu hoàng thất. Đây chính là môi trường diễn xướng nguyên thủy của hai loại hình nghệ thuật sân khấu mà người Huế xưa rất đỗi tự hào. Chính những người lính trong các đội nhạc, sau các buổi phục vụ ở triều đình, khi về nhà đã bày vẽ lại cho con cháu và cũng phục vụ khi các phủ đệ có nhu cầu…
Đặng Ngọc Nguyên
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3 (04/03)
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour (03/03)
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế (03/03)
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”
-
Chuyện xôi chè
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương
- Bi kịch từ đâu
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…”
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3