ClockThứ Sáu, 04/10/2013 06:24

Sản phẩm lưu thông, làng nghề sẽ phát triển

TTH - Tổng giá trị sản xuất làng nghề đến năm 2015 đạt từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng. Con số này sẽ vào khoảng 2.000 - 2.500 tỷ đồng vào năm 2020 và đóng góp xuất khẩu khoảng 200 tỷ đồng. Đó là đích đến mà dự thảo Đề án quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh đặt ra. Đề án này cũng vừa được UBND tỉnh đưa ra bàn bạc, thảo luận với sự tham gia của các ngành hữu quan để tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện.

 

Đây cũng không phải là lần đầu, câu chuyện về quy hoạch và phát triển làng nghề được đặt ra. Đã có không ít các cuộc khảo sát, điều tra, họp và hội thảo được tổ chức dưới nhiều cấp độ và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề được chờ đợi nhiều nhất là sự chuyển biến, sự thay đổi trong không khí sản xuất làng nghề vẫn còn chậm, cho dù sự tham gia của sản phẩm làng nghề vào các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, triển lãm, các kỳ Festival Huế và Festival Nghề được đánh giá là khả quan, phong phú và đa dạng. Cũng không có gì là mâu thuẫn khi hết hội chợ, hết triển lãm, hết Festival chuyên đề, đa phần sản phẩm làng nghề lại trở về chốn cũ, trong dòng chảy trầm tĩnh thường có. Con số chỉ có khoảng 28 làng nghề truyền thống và làng nghề tiểu thủ công nghiệp hoạt động khá ổn định (tập 72B, tạp chí khoa học, Đại học Huế 2012) trong tổng số 95 làng nghề và 84 nghề riêng lẻ (số liệu điều tra cuối năm 2012 của đề án) là điều cần phải được nhìn nhận, đánh giá thấu đáo để có kế hoạch tập trung đầu tư khả quan trong quá trình duy trì, ổn định và phát triển làng nghề.

 

Chọn mua lụa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2013

 

Nhìn từ mức thu nhập từ 500 ngàn đồng đến 3 triệu đồng/tháng của 15000 lao động được xem là giải quyết việc làm ổn định; từ 350 đồng đến 1 triệu đồng/tháng đối với lao động nông nhàn cũng có thể nhận thấy là, nghề và làng nghề thủ công truyền thống chưa tạo ra được thị trường việc làm ổn định. Điều này dĩ nhiên là do sự chi phối của việc sản phẩm làng nghề chưa có thị trường ổn định.Việc xác định phát triển nghề và sản phẩm làng nghề phải gắn với du lịch và có tác động trở lại đối với làng nghề đã được hoạch định rõ, song cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch và quà tặng, kể cả xuất khẩu cũng mới chỉ ở bước ban đầu và đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, quy mô sản xuất nhỏ, chưa thể đáp ứng cùng lúc những đơn hàng lớn...

 

Hiển nhiên là khi và chỉ khi được lưu thông, nghề và làng nghề sẽ phát triển. Nhưng để tạo ra được thị trường, cùng với việc quy hoạch và có chiến lược đầu tư cho nghề, làng nghề; cho hạ tầng của các làng nghề, việc quy tụ lại và xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cho làng nghề cũng cần được xem như là nhân tố cơ bản và quan trọng. Bên cạnh tay nghề, còn là phong cách làm việc chuyên nghiệp trong các cơ sở nghề, làng nghề chứ không thể chỉ sử dụng lao động lúc nông nhàn. Đó cũng là tiêu chí để đối tác thực hiện các đơn đặt hàng có số lượng lớn và hướng đến một sự phát triển mang tính lâu dài. Những yếu tố cần và đủ khác sẽ bao gồm đầu tư cải tiến thiết bị công nghệ, tạo lập mối quan hệ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh; đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị; đầu tư cho mẫu mã sản phẩm trong sự lưu ý về tính thủ công, tính bản sắc cũng như khả năng ứng dụng trong trang trí, quà tặng lưu niệm...

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top