ClockThứ Bảy, 15/12/2018 13:15

Sao không tính từ đầu?

TTH - Đi làm về, thấy hố ga trước nhà bị đào lên làm bong tróc, vỡ hết vỉa hè đã được xây lại, lát gạch sạch sẽ sau khi Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế hoàn thiện thi công, lắp đặt đường cống và đổ nhựa cách nay một năm, tôi khá ngạc nhiên. Hỏi thì được biết đơn vị thi công đào hố ga để nâng cao lên cho ngang bằng mặt đường nhưng khi mới đào được một lúc do đụng phải vỉa hè sợ đào sâu nữa ảnh hưởng đến kết cấu công trình nên công nhân không dám đào và dựng mấy bao cát xung quanh làm rào chắn.

Mất an toàn giao thông do chậm hoàn trả mặt bằngGiải quyết ngay những vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dân

Người nhà bảo họ (công nhân) nói đợi xin ý kiến cấp trên đã mới đào tiếp. Vậy là “công trình” ngưng luôn từ đó. Chừng hơn mười ngày không thấy động tĩnh gì, tôi thắc mắc thì được Ban quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế cho biết đang chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương khắc phục. Thế nhưng, thêm một tuần nữa trôi qua vẫn không khắc phục, tôi lại tiếp tục “thắc mắc” và hai hôm sau thì thấy một công nhân đến thi công. Công việc chỉ chừng một buổi nhưng họ “ngâm” gần cả tháng. Đáng nói là, trong thời gian đó, mưa liên tục, hố ga bị đào lên và lấp tạm bằng cát mất công năng sử dụng khiến nước mưa, nước thải, rác tràn ra đường, vào nhà gây ô nhiễm, nhếch nhác.

Cách nhà tôi vài bước chân là ngã ba, có kiệt dẫn vào trường mầm non và tiểu học. Hàng ngày giờ cao điểm lúc nào cũng kẹt xe. Phần thì lưu lượng phương tiện đông, phần vì người kinh doanh buôn bán nhiều, xe cộ đậu đỗ lung tung và không có ai nhắc nhở, xử phạt nên cứ kéo dài. Đã thế, công nhân đơn vị thi công cũng đào hố ga ngay giữa kiệt cùng lúc với hố ga nhà tôi và để vậy gần cả tháng. Ngoài rào chắn là các bao cát, họ còn đặt thêm biển báo nhưng không đặt dọc mà đặt ngang chắn gần hết đường kiệt khiến giao thông đã chật chội càng thêm bức bách.

Đáng nói là, công trình hoàn thiện cách đây hơn một năm, không hiểu sao đến bây giờ mới đào hố ga để nâng lên cho ngang mặt đường? Nếu ngay từ đầu, đơn vị thi công và các bên liên quan tính toán kỹ, trước khi thảm nhựa lắp hố ga cao hơn để ngang mặt đường thì đến bây giờ không phải tốn kinh phí làm lại, gây ảnh hưởng đến đời sống, đi lại của người dân.

Tìm hiểu thì được biết, tình trạng như hố ga vừa nêu không phải là cá biệt, có nơi thì hố ga cao hơn mặt đường cũng gây nguy hiểm không kém như ở đường Nguyễn Công Trứ. Những lỗi này đều không khó khắc phục nếu đơn vị thi công, tư vấn, giám sát,… làm tốt hơn công tác thiết kế, lắp đặt tính toán hợp lý thì ắt sẽ không gây tốn kém, phiền hà như thế.

Linh Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án hơn 87 tỷ đồng chỉnh trang vỉa hè qua huyện Phong Điền vào chặng cuối

Ngày 27/2, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền cho biết: hai DA đầu tư chỉnh trang vỉa hè dọc tuyến Quốc lộ 1 (QL1A) qua trung tâm An Lỗ và thị trấn Phong Điền với tổng mức đầu tư 87tỷ đồng bằng ngân sách Nhà nước đã đạt hơn 85% kế hoạch, góp phần tạo điểm nhấn và kết nối các đô thị ở địa phương này.

Dự án hơn 87 tỷ đồng chỉnh trang vỉa hè qua huyện Phong Điền vào chặng cuối
Lập lại trật tự vỉa hè - khó hay dễ

Vỉa hè không chỉ là không gian dành cho người đi bộ mà còn là “bộ mặt”, nơi thể hiện rõ trật tự đô thị (TTĐT) và trình độ văn minh, phát triển của một thành phố. Lập lại trật tự vỉa hè là việc làm khó, nhưng không phải là “bất khả thi”.

Lập lại trật tự vỉa hè - khó hay dễ
Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng

Vừa qua, hàng chục hộ kinh doanh thuê mặt bằng ở vỉa hè phố đi bộ Hai Bà Trưng từ vị trí Tòa nhà VNPT đến Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế bức xúc khi Công ty CP Tân Hà WINPRO (đơn vị cho thuê mặt bằng) đã bị UBND phường Vĩnh Ninh chấm dứt bố trí sử dụng dụng vỉa hè nhưng không thông báo, khiến việc kinh doanh bị ngưng trệ.

Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng
Return to top