ClockThứ Tư, 14/08/2019 14:30

Sau lũy tre làng

TTH - Theo những người hiểu chuyện ở làng, trước đây, người phụ nữ ấy vốn hiền lành. Chị ở nhà chăm con, nuôi thêm vài con gà, ít con vịt và vườn rau nhỏ.

Chúng tôi về quê cũng là lúc cả xóm râm ran chuyện một người vợ trẻ vừa bỏ nhà đi. Thông tin nhanh chóng lan truyền khi người chồng chia sẻ bức xúc trên mạng facebook, kèm những lời chì chiết chua cay và chân dung vợ cùng tình địch.

“Chẳng biết con bé này nó nghĩ sao mà bỏ hai đứa con mà đi. Chồng nó thấy cũng hiền lành, chăm chỉ làm ăn mà?”, một chị thở dài, sau khi chắm chúi lướt “phây”, đọc những  bình luận “ném đá” vào người phụ nữ lỡ dại.

Theo những người hiểu chuyện ở làng, trước đây, người phụ nữ ấy vốn hiền lành. Chị ở nhà chăm con, nuôi thêm vài con gà, ít con vịt và vườn rau nhỏ.

Hơn năm lại đây, chị theo người cùng làng tập tành đi buôn, bỏ mối thực phẩm trên thành phố. Chẳng hiểu buôn bán ra sao mà bây giờ lại phải lòng người khác.

Những tưởng bi kịch của người chồng trẻ kia là chuyện hi hữu nhưng sau mấy ngày về thăm quê, tôi còn được biết vài trường hợp ly tán nữa.

Như nỗi đau của anh thợ mộc ấy. Có tay nghề giỏi, anh đi làm ăn xa, vào thành phố tìm cơ hội. Được việc, hàng tháng anh gửi tiền về nuôi vợ con. Có vốn, vợ anh bỏ nghề nông, mở cái quán ăn uống, giải khát. Khách khứa  vô ra, giao lưu mở mang, khi rảnh, vài người quen rủ nhau làm ít ván bài giải trí. Rồi chơi bài ăn tiền. Sa chân vào thú vui mới, người mẹ ấy bỏ bê quán sá, bỏ bê con cái và theo một người đàn ông cùng hội đánh bạc.

Chuyện vỡ lở, anh thợ mộc phải bỏ việc, về quê quản vợ. Nhưng chẳng thể cứu vãn, họ đành ly hôn.

Bây giờ, cô vợ đã có chồng mới. Anh thợ mộc cũng chuẩn bị đi bước nữa. Kể về cuộc sống hiện tại, anh ứa nước mắt: Người lớn rồi cũng ổn. Chỉ thương các con…

Hai con anh, khi cha mẹ ly tán, cũng mỗi đứa mỗi ngả. “Gia đình chào xáo, vợ chồng cay cú, các con chẳng đứa nào chú tâm học hành. Thằng lớn giờ cũng chưa có nghề ngỗng chi. Bao năm rồi mà giờ nó nói vẫn hận mẹ…”, người đàn ông một đời chất phác với cái cưa, cái đục ấy thở dài.

Lâu lâu về quê, lại thấy không gian lạ lẫm. Hàng quán, dịch vụ mọc lên chi chít. Người dân dần rời ruộng đồng để kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ…

Không còn ranh giới của lũy tre làng, nhiều cơ hội mở ra. Nhưng trong không gian sống ngày một xô bồ, hạnh phúc, sự bền vững của nhũng tổ ấm gia đình như mong manh hơn. Dễ vỡ nếu người lớn không làn chủ được mình…Và khi gia đình tan vỡ, các con lại là người lãnh chịu nhiều nhất những mất mát, thiệt thòi...

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ chân nhân lực

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, ngành giáo dục đang kiến nghị Trung ương tăng chỉ tiêu biên chế.

Giữ chân nhân lực
Tự soi, tự sửa

Hướng dẫn yêu cầu việc triển khai phải gắn với thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tự soi, tự sửa
Tiết kiệm từ lẵng hoa

Đã thành thông lệ, vào những dịp lễ, kỷ niệm; các đại hội, hội nghị…, hoa là hiện vật không thể thiếu.

Tiết kiệm từ lẵng hoa
Rào cản nhận thức

Đơn cử là một tồn tại lưu cữu tại chợ Đông Ba lâu nay. Là địa chỉ mua bán lớn của TP. Huế và cả tỉnh...

Rào cản nhận thức
Bác tổ trưởng

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, bác tổ trưởng tổ dân phố của chúng tôi ngày nào cũng bận bịu.

Bác tổ trưởng
Return to top