Saudi Arabia có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào Nga
TTH.VN - Hãng thông tấn Sputnik đưa tin, Saudi Arabia - quốc gia Trung Đông thường được xem là một đồng minh thân cận của Mỹ, có kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào Nga trong những năm tới. Theo báo DWN, các thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga là một trở ngại địa chính trị nhạy cảm đối với Hoa Kỳ.
Bên cạnh việc tìm cách cải thiện quan hệ song phương, nhất là trên một số lĩnh vực như hợp tác kĩ thuật, năng lượng, Saudi Arabia và Nga cũng đang mở rộng hợp tác kinh tế. Saudi Arabia đã ký một tuyên bố thực tế, theo đó sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào Nga trong 5 năm tiếp theo, các báo đưa tin.
![]() |
Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AP. |
Trọng tâm của các dự án đầu tư hướng vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và nông nghiệp, cũng như y học, hậu cần, thương mại và bất động sản.
Số tiền này sẽ được cung cấp bởi Quỹ Đầu tư nhà nước Saudi Arabia (PIF) và sẽ được Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) phân phối cho các dự án tương ứng.
Hồi tháng 6/2015, tại Diễn đàn kinh tế ở St. Petersburg, Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman bin Abdulaziz al-Saud đã đề xuất thỏa thuận này trong một cuộc họp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đứng đầu RDIF Kirill Dmitriev cho biết. Ông cũng nói thêm rằng, đây là cam kết lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài kể từ khi Quỹ RDIF được thành lập.
Thỏa thuận này đã làm ngạc nhiên các chuyên gia quốc tế khi Saudi Arabia và Nga vốn là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong thị trường dầu mỏ có tính cạnh tranh cao.
Hơn nữa, Saudi Arabia lâu nay vẫn được xem là một đồng minh thân cận của Mỹ. Động thái mới này trong quan hệ Nga – Saudi Arabia diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Riyadh với Washington có dấu hiệu đi xuống khi Saudia Arabia là nước lên tiếng phản đối việc Mỹ tiến hành thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Theo báo DWN, xét về các biện pháp trừng phạt vừa được mở rộng gần đây đối với Nga, Mỹ có thể sẽ cẩn trọng quan sát thoả thuận này giữa Saudi Arabia và Nga.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & Newstral)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU