ClockThứ Hai, 31/12/2018 06:50

Sẽ có nhiều điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh đại học 2019

Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung 6 vấn đề tuyển sinh trong Quy chế vào các trường đại học, cao đẳng năm 2019.

Tuyển sinh đại học: Không nên cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọngThu hút thí sinh bằng cách mời... học thửNhiều hình thức giáo dục chấp hành pháp luậtChủ động phương án tuyển sinh năm 2019Gắn kết đại học & cao đẳngTuyển sinh đại học 2019: Giữ ổn định phương án xét tuyểnTư vấn, quảng bá tuyển sinh phải sớm hơn

Sẽ có nhiều điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh 2019

Tại Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 6 điểm dự kiến điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh vào các trường ĐH,CĐ năm 2019. Cụ thể:

Các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia phải thực hiện tất cả các bước của quy trình xét tuyển.

Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

Quân nhân dự thi nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại nơi có sự thay đổi chính sách ưu tiên theo khu vực thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn.

Với nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề: Căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển; xét tuyển học sinh tốt nghiệp có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.

Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia.

Thí sinh đã xác định nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác/đợt tiếp theo.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ GD&ĐT cho biết, những dự kiến thay đổi này có căn cứ pháp lý từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ ngày 1/7/2019; căn cứ thực tiễn từ một số nội dung bất cập của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2018.

Về định hướng tuyển sinh năm 2019, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo chất lượng, hiệu quả, công bằng trong tuyển sinh; phân luồng, thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm. Xây dựng chức năng công khai cơ sở dữ liệu tuyển sinh, sinh viên nhập học. Rà soát, hoàn thiện các phần mềm xét tuyển, cơ sở dữ liệu tuyển sinh: thống nhất cơ sở dữ liệu và kết nối giữa các phần mềm.

Đồng thời, rà soát, bổ sung cơ sở dữ liệu chính sách về ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng. Tăng cường tuyên truyền, chọn ngành, hướng nghiệp; thí sinh biết rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia xét tuyển.

Với các cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT yêu cầu cần tự chủ xác định chỉ tiêu theo quy định; công khai đề án tuyển sinh và các điều kiện đảm bảo chất lượng, danh sách trúng tuyển, nhập học; đảm bảo chất lượng đầu vào; kiểm soát chất lượng quá trình đào tạo, chất lượng đầu ra; thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm (nếu có). Phối hợp chặt chẽ với các địa phương được phân công trong việc tổ chức thi THPT quốc gia. Thống nhất định hướng chỉ đạo công tác thi, tuyển sinh của Bộ.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Định hướng đúng - Tiến bước tự tin

Ngày 16/3, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên tỉnh phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức chương trình Hành trình trải nghiệm ước mơ năm 2024 dành cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Định hướng đúng - Tiến bước tự tin
Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Return to top