ClockThứ Bảy, 22/10/2016 08:01

Sẽ điều chuyển vốn với những dự án giải ngân dưới 50%

TTH - Ông Phan Thiên Định, TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, ngoài các giải pháp mạnh, thì đôn đốc, nhắc nhở phải là việc làm thường xuyên nếu muốn đạt tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Ông Định chia sẻ thêm:

Đôn đốc tiến độ giải ngân trong xây dựng cơ bản là việc cần và phải làm thường xuyên. Bên cạnh nguyên nhân liên quan đến ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư, còn có những nguyên nhân khác, nhất là về trách nhiệm và năng lực của chính quyền địa phương các cấp trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Qua theo dõi, phần lớn các dự án giải ngân chậm hiện nay là do chậm trễ trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng.

Ông Phan Thiên Định. Ảnh: Phan Thành

Riêng năm 2016, việc giải ngân vốn chậm còn do các quy định về quản lý đầu tư công, quản lý xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi, cách hiểu văn bản và hướng dẫn thi hành chưa thống nhất, đầy đủ nên các chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước gặp lúng túng trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, thủ tục giải ngân…

Có ý kiến cho rằng, nếu thay chủ đầu tư  từ cơ quan Nhà nước bằng doanh nghiệp chắc chắn tiến độ sẽ tốt hơn. Ông có nghĩ thế không?

Tôi không nghĩ như thế. Thứ nhất, luật pháp không cho phép đem tiền ngân sách cho một doanh nghiệp (ngoại trừ một số ít doanh nghiệp Nhà nước đặc thù) làm chủ đầu tư. Thứ hai, bản chất của vấn đề chậm tiến độ trong xây dựng cơ bản không chỉ do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ đầu tư, nó còn liên quan đến một số vấn đề khác như: thủ tục hành chính, quản lý đất đai, chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng…, do đó, nếu thay đối tượng chủ đầu tư này bằng đối tượng chủ đầu tư khác cũng khó giải quyết được vấn đề.

Tuy thế, khi so sánh với một số dự án khác có nguồn vốn vay như dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế, dường như chủ đầu tư rất ý thức về tiến độ. Quan điểm của họ là chỉ có thể đạt và vượt kế hoạch, nếu không sẽ bị cắt vốn và phạt rất nặng. Vậy đâu là điểm khác nhau giữa vốn đầu tư từ ngân sách và vốn vay ưu đãi nước ngoài?

Với lĩnh vực đầu tư từ nguồn vốn trong nước, số vốn được cấp theo từng năm và hàng năm có theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện. Với dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài, như dự án Cải thiện môi trường nước, vốn được giải ngân theo gói thầu hạng mục. Sau khi hoàn tất, sẽ được giải ngân nguyên nguồn vốn đầu tư. Chỉ khác là nếu đúng kế hoạch mà nguồn vốn không được giải ngân, chủ đầu tư sẽ bị cắt vốn và phạt rất nặng. Do đó, các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đều phải đảm bảo kế hoạch giải ngân vốn.

Vậy tại sao chúng ta không áp dụng cách này với các dự án sử dụng vốn ngân sách?

Điều đó khó khả thi. Nếu chậm tiến độ, khi bị xử phạt sẽ không có cơ quan, cá nhân nào chịu được số tiền phạt đó. Thường thì số tiền phạt rất lớn, gấp nhiều lần số tiền đầu tư.

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Thủy Dương 3 đang được đôn đốc đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: T.Huệ

Thế có nghĩa là ngoài đôn đốc, theo dõi, không còn cách nào khác để các dự án đạt tiến độ giải ngân tốt hoặc ít ra như kế hoạch?

Có chứ! Năm nay, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết mới, đối với những dự án giải ngân dưới 30% vốn đã bố trí, tỉnh chủ trương không bố trí vốn đầu tư cho năm sau để tập trung giải ngân hết vốn đã bố trí trong năm 2016. Với những dự án giải ngân chưa được 50%, sẽ điều chuyển vốn trong năm 2017.

Điều đó đã được thực thi hay vẫn chỉ còn trên giấy, thưa ông?

Không chỉ tỉnh ta mà cả nước, năm nay sẽ quyết liệt với các dự án chậm tiến độ giải ngân. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60, đó là mệnh lệnh. Và hiện tỉnh đã thực hiện theo Nghị quyết này.

Nghĩa là đã áp dụng biện pháp không bố trí vốn cho năm tiếp theo, phải không thưa ông?

Đúng thế! Tuy nhiên, chỉ còn vài dự án phải áp dụng chế tài này. Hiện nay, gần như các dự án đã đảm bảo tiến độ giải ngân trên 30%. Số dự án đạt trên 50% khá nhiều.

Theo ông, để đạt tiến độ giải ngân như mong muốn cho năm này và cả những năm tiếp theo, giải pháp nào hiệu quả nhất? Làm thế nào để chủ đầu tư tự giác để đạt tiến độ chứ không đợi tỉnh phải nhắc nhở, cắt và điều chuyển vốn như hiện nay?

Tôi cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân cần tập trung giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề, như cải cách hành chính, nâng cao năng lực thẩm định hồ sơ tại các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý kỹ thuật chuyên ngành.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương. Đối với những công trình có khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng lớn, cần tách riêng phần giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản thành các dự án riêng. Triển khai dự án giải phóng mặt bằng trước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng bắt tay đầu tư triển khai thực tế. Và, giao trách nhiệm chủ đầu tư cho các đơn vị có năng lực, áp dụng hình thức quản lý dự án phù hợp để nâng cao chất lượng, năng lực quản lý dự án đầu tư…

Còn vai trò của các cơ quan liên quan, như kho bạc, tài chính? Có hay không trường hợp chủ đầu tư đã nộp hồ sơ thanh toán khối lượng, song cơ quan này chậm giải ngân?

Đến thời điểm này chưa xảy ra tình trạng đó. Hiện nay, hệ thống kết nối, liên thông thông tin tại kho bạc với các cơ quan khá đồng bộ. Tỉnh căn cứ số liệu giải ngân tại cơ quan này để truy đơn vị nào không đảm bảo tiến độ. Từ đó làm cơ sở để áp dụng các chế tài theo quy định. Nếu phát hiện cán bộ của kho bạc chậm thanh toán, giải ngân, tỉnh sẽ xử lý. Tuy nhiên, như tôi đã nói, từ trước đến nay chưa xảy ra tình trạng cán bộ kho bạc chậm giải ngân cho chủ đầu tư.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Tính đến 30/9, toàn tỉnh đã giải ngân được hơn 1.793 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trong nước hơn 1.112 tỷ đồng, vốn nước ngoài hơn 680 tỷ đồng/hơn 2.279 tỷ đồng tổng nguồn vốn được giao năm 2016 và số vốn kế hoạch năm 2015 kéo dài sang năm 2016, đạt khoảng gần 80% kế hoạch.

Sau khi UBND tỉnh tổ chức các cuộc họp liên quan để thúc đẩy, đôn đốc tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu tư Nhà nước, đến nay, trong 44 dự án có số giải ngân dưới 30% đã khắc phục, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đạt trên 50%, chỉ còn khoảng 4-5 dự án chưa đạt và đã xử lý theo Nghị định 60 của Chính phủ, tức không bố trí vốn cho năm tiếp theo.

TÂM HUỆ (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Return to top