ClockThứ Bảy, 18/02/2017 08:46

Sẽ là “kết” đắng

TTH - Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều tổ ấm tan vỡ, là cái kết đắng nhiều hệ lụy. Đáng tiếc, không ít người chồng lại “sa lầy” vào điều tồi tệ đó, để đến nỗi “bị” vợ đưa đến chốn pháp đình.

Chủ động yêu cầu tòa ly hôn nhưng người phụ nữ trẻ có 2 con nhỏ ấy buồn rười rượi. Chị nói không người vợ nào muốn mất gia đình. Không người mẹ nào muốn con mình “mất” cha.

Thế nhưng, bị đơn một mực không chịu ly hôn, dù cán bộ tòa đã rất vất vả trong việc triệu tập, đến nỗi phải “tác động” cha mẹ bị đơn, nhờ họ khuyên bảo con trai, mới mời được đến tòa.

Tại buổi hòa giải, bị đơn vẫn khăng khăng không đồng ý yêu cầu ly hôn mà  vợ đưa ra. Người vợ đang ngồi lặng lẽ, nghe vậy dường như không nén được bức xúc: “Anh đánh đập tôi như cơm bữa vậy, thương yêu gì vợ mà không chịu ly hôn. Riêng tôi thì không thể nào chịu đựng thêm được nữa”. Bị vợ “tố” trước mặt cán bộ tòa, lúc này người chồng mới bào chữa là đôi lúc bực quá mới tát vợ, chứ không gây thương tích trầm trọng. “Lúc đó cô vợ rơm rớm nước mắt “chất vấn”: “Nửa đêm anh dùng thắt lưng quật vào người tôi gây ra bao nhiêu vết lằn bầm tím, vậy mà ...”. Cô vợ chưa nói hết câu, anh chồng quay qua lừ mắt gằn giọng:  “Im đi”. "Ngay chốn công đường mà anh  còn cộc cằn đến thế, huống chi chỉ vợ chồng ở nhà với nhau", cán bộ tòa trực tiếp hòa giải hai đương sự nhận xét.

Vợ chồng nọ ở riêng, có hai con chung còn nhỏ. Người vợ trình bày, bị chồng thường xuyên đánh đập, nhiều lần cô phải “cầu cứu” công an. Thế nhưng, chồng cô vẫn chứng nào tật nấy. Cái khó..., cô và anh ta là vợ chồng, người ta cho rằng chuyện gia đình, nên không xử lý quyết liệt. Bị chồng thường xuyên đánh đập, không những cô mất hết tình cảm mà còn lo sợ sức khỏe, tính mạng bị đe dọa. Do đó, cô mới phải yêu cầu tòa “khai tử” hôn nhân. Hiện cô đã về nhà cha mẹ, sống ly thân. Biết cha mẹ ly hôn, hai con nhỏ sẽ phải thiệt thòi. Nhưng nếu để các con chứng kiến cảnh cha đánh mẹ, chứng kiến bạo lực gia đình, sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý và nhân cách các cháu nhiều hơn, đường cùng người phụ nữ đó mới đành phải “đưa” cái tổ đã lạnh của mình ra chốn pháp đình.

Theo thẩm phán Nguyễn Thị Phương Dung, TAND TP. Huế, thực hiện hòa giải thành các vụ án hôn nhân gia đình, các vụ tranh chấp dân sự là niềm vui của người làm công tác xét xử. Vậy nên, cán bộ tòa án bao giờ cũng “dốc sức”, dốc tâm huyết để phân tích, thuyết phục, hòa giải. Thế nhưng, yếu tố quyết định lại chính là bản thân các bên đương sự phải thực sự chuyển biến, chứ không chỉ là lời hứa hẹn suông. “Với hai vụ án trên, nếu người chồng sau khi tòa án hòa giải đoàn tụ thành hoặc tòa xử cho vợ chồng đoàn tụ, trong quá trình chung sống vẫn chứng nào tật nấy đánh đập vợ, bạo lực gia đình vẫn xảy ra, thì gia đình tan vỡ là cái kết đắng không thể nào tránh khỏi”. 

 Quỳnh Anh         

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top