ClockThứ Năm, 25/02/2016 06:31

Sẽ vào cuộc bài bản và quyết liệt hơn

TTH - Đó là khẳng định của T.S Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trong cuộc trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần trước thực trạng bạo lực học đường (BLHĐ) đang “nóng” lên…

T.S Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLHĐ, dường như mối liên kết gia đình - nhà trường - xã hội” đang có vấn đề, thưa ông?

Cơ chế phối hợp giữa gia đình-nhà trường-xã hội – cơ chế chính thực hiện nội dung giáo dục của chúng ta đang khập khiễng, thiếu đồng bộ. Phía nhà trường chưa có điều kiện tiến hành nội dung giáo dục đầy đủ, mặt khác, không ít gia đình xem nhẹ việc giáo dục, giao khoán cho nhà trường mà thiếu sự kiểm soát, phối hợp. Môi trường giáo dục xã hội còn hạn chế, người lớn đang không gương mẫu trong mắt con trẻ. Những hành vi này tác động trở lại các em, khiến các em dễ bắt chước.

Tôi cho rằng, khi nêu vấn đề BLHĐ nếu lấy nguyên nhân từ một thành tố nhỏ để xem xét thực trạng nóng về BLHĐ hiên nay sẽ không đầy đủ lắm! Cần xem xét cả một  hệ nguyên nhân mới có thể đưa ra các giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Theo khảo sát của các nhà chuyên môn, tình trạng cô lập, xúc phạm, bắt nạt học đường… đang âm thầm diễn ra nhưng chưa được giải quyết là mầm mống cho những xung đột, bạo lực. Có phải đang có một khoảng trống trong lĩnh vực tư vấn học đường không thưa ông?

Đúng vậy! Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã xây dựng mô hình tư vấn học đường trong trường học rất tốt; còn chúng ta thiếu hẳn cơ chế và điều kiện thực hiện tư vấn học đường, thiếu chuyên gia tâm lý giáo dục trong trường học nắm bắt tư tưởng tâm lý các em, thiếu một địa chỉ tin cậy để các em, giãi bày, thể hiện tâm tư nguyện vọng, tháo gỡ khúc mắc. Công tác này giúp HS định hướng phát triển, định hướng đạo đức, nhân cách hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố chính để ngăn chặn triệt để BLHĐ. Nhưng thiển nghĩ, nếu có tư vấn học đường, tình trạng BLHĐ sẽ được cải thiện.

Trong giáo dục, trí-thể-mỹ phải đi liền với nhau cũng như người ta thường bảo tiên học lễ - hậu học văn, có lẽ, việc dạy đạo đức trong nhà trường - việc dạy làm người cần phải thay đổi?

Môn đạo đức và giáo dục công dân là hai môn trực tiếp dạy học sinh làm người, bên cạnh đó, các môn học khác như văn, sử, địa và các hoạt động giáo dục khác… cũng được lồng ghép góp phần giáo dục nhân cách sống cho các em. Song, thời lượng dành cho vấn đề soạn giảng về chuyên môn của giáo viên hiện nay quá lớn nên chắc chắn họ không có nhiều thời gian để chuẩn bị về nội dung, phương pháp giảng dạy sinh động, gần gũi với HS. Giáo dục của chúng ta về nguyên lý là giáo dục toàn diện, nhưng trên thực tế vẫn đang có phần thiên về giảng dạy văn hóa. Vấn đề đổi mới giáo dục, giảng dạy theo kiểu tích hợp… luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích thực hiện song không phải trường nào, giáo viên nào cũng làm tốt.

Sau vụ việc ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, vấn đề hậu giải quyết BLHĐ không chỉ dành cho học sinh mà với cả giáo viên, cán bộ quản lý cũng cần đặt ra. Trong thế giới thông tin đa chiều và nhiều góc nhìn, ông muốn nhắn gửi gì đến báo chí phản ảnh về BLHĐ?

Thống kê được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 HS thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.

Với những HS vi phạm, tùy trường hợp sẽ có hình thức xử lý hợp lý, hợp tình trên cơ sở giáo dục kèm răn đe. Thực tế cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên yếu và thiếu kỹ năng giải quyết tình huống, sự việc BLHĐ, phần lớn lúng túng, bị động... Khi có sự việc xảy ra, không ít cán bộ quản lý, giáo viên có tâm lý sợ hãi, né tránh báo chí… Chúng tôi sẽ có hướng dẫn để giáo viên, cán bộ quản lý biết cách giải quyết vấn đề-sự việc; quan tâm tạo điều kiện cho phóng viên báo chí tiếp cận thông tin.

Cuối tháng 2/2016, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và phòng chống BLHĐ, mời một số trường học, chuyên gia tâm lý giáo dục và các nhà xã hội học, một số cha mẹ học sinh để cùng bàn, cùng hiến kế, đưa ra phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức ngăn chặn BLHĐ. Chúng tôi muốn giáo giới, các nhà nghiên cứu… cùng nhau trao đổi, xới xáo vấn đề này một cách chuyên sâu. Dù sao đi nữa, ngành GDĐT là chủ thể để phối hợp các cơ chế trong phòng chống BLHĐ. Ngành sẽ quan tâm vấn đề này một cách thường xuyên, vào cuộc một cách bài bản và quyết liệt hơn, có sự phân công chịu trách nhiệm lớn hơn, cụ thể hơn cho từng cá nhân, tổ chức trong nhà trường để đi sâu tìm hiểu tâm sinh lý học sinh, tìm hiểu nhóm bạn. Bên cạnh đó sẽ hình thành các hộp thư tiếp nhận ý kiến, đường dây nóng tiếp nhận thông tin từ HS, có hình thức thông tin thường xuyên hơn để thắt chặt mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường…

Về phía báo chí, chúng tôi mong khi tiếp xúc sự việc, các phóng viên cần thẩm định thông tin rõ ràng, phản ánh đúng bản chất sự việc, cân nhắc trong sử dụng ngôn từ để để bài báo mang tính giáo dục, xây dựng thực sự…

Xin cảm ơn ông về những gì đã chia sẻ!

Ninh Thùy (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đoạt giải nhất tập thể ở 2 cuộc thi về tìm hiểu pháp luật

Sáng 9/11, Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh tổ chức trao giải các cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” và “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đoạt giải nhất tập thể ở 2 cuộc thi về tìm hiểu pháp luật
Giúp trẻ tiếp cận công nghệ số an toàn, hữu ích

Ngày 10/5, đông đảo học sinh THCS trên địa bàn TX. Hương Thủy tham gia lớp tập huấn nâng cao năng lực số thông qua ứng dụng Hue-S và tuyên truyền Luật Trẻ em 2016 do các báo báo viên đến từ Sở Lao động, Thương binh & Xã Hội; Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (Hue-S) hướng dẫn.

Giúp trẻ tiếp cận công nghệ số an toàn, hữu ích
Rào cản từ bạo lực học đường

Xây dựng trường học hạnh phúc (THHP) là mong muốn của ngành giáo dục và cả xã hội, nhưng không dễ đạt được nếu bạo lực học đường và nhiều nỗi buồn vẫn còn xuất hiện trong trường học. Để kiến tạo THHP, cần có sự chung tay và tất cả phải sẵn sàng để thay đổi.

Rào cản từ bạo lực học đường
Từ bạo lực học đường, nghĩ về trường học hạnh phúc

Trăn trở khi vấn nạn học đường đã và đang xảy ra ngày càng nhiều. Thế nên, cần thay đổi cách tiếp cận, thay đổi môi trường giáo dục dạy - học trong nhà trường bằng cách xây dựng trường học hạnh phúc. Nơi người thầy và học sinh được rút ngắn khoảng cách, sẻ chia và thấu hiểu nhiều hơn.

Từ bạo lực học đường, nghĩ về trường học hạnh phúc
Return to top