ClockChủ Nhật, 27/05/2018 06:45

Sen nở, dòng Hương & Phật đản Huế

TTH - Buổi sáng qua cầu Trường Tiền, nhìn về phía Phu Văn Lâu thấy nổi bật 7 đóa sen hồng giữa dòng Hương Giang giữa ngày hè trong xanh và gió lộng, chợt thấy lòng mình trào dâng một cảm xúc nôn nao khó tả. Nó như một báo hiệu vui, mùa Phật đản đang về trên đất Thiền kinh.

Gặp mặt đại diện các niệm phật đường, gia đình phật tử tiêu biểuSau những đóa sen hồngRước Phật cầu quốc thái dân an

“Sen nở trên dòng sông Hương” là sáng tạo nghệ thuật của một nhóm tăng trẻ ở Huế, khởi đầu từ Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam cách nay vừa đúng 10 năm. Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2554, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế đã quyết định đưa vào chương trình Phật đản hằng năm và tác phẩm “Bảy hoa sen trên sông Hương” đã trở thành biểu tượng văn hóa du lịch trong mùa Phật đản của Huế. Không còn nghi ngờ, đó là một trang điểm đẹp và dòng Hương đã trở nên lung linh và huyền ảo hơn mỗi độ đến mùa Phật đản.

Nhớ cách nay không lâu cũng vào dịp này, vào miền Tây Nam bộ, tôi đã quyết định đi về Đồng Tháp và vào tận bưng biền để ngắm sen cho thỏa nguyện như bao lời đồn đại. Đồng Tháp là quê hương của sen. Sen ở đây bạt ngàn, có ruộng sen, hồ sen, cánh đồng và cả khu du lịch sen để du khách cùng đến ngắm và có những trải nghiệm về loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” này. Khu du lịch Đồng Sen nổi tiếng, vào mùa sen nở, chim chóc cùng ong bướm chập chờn lượn quanh những đóa sen nhiều sắc màu rực rỡ.

So với Đồng Tháp hay cả vùng bưng biền Nam bộ, Huế không có nhiều sen bằng. Vậy nhưng, vùng đất này vẫn được nhắc tới với những ấn tượng đặc biệt về sen. Ở Huế, sen được trồng không chỉ ở các ao hồ ven đồng ruộng mà còn ở trong các chùa, đình và đặc biệt ven kinh thành. Huế có hồ sen Tịnh Tâm, nổi tiếng qua câu ca dao “Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp”. Giống sen bạch diệp được tôn vinh “quý nhất trong tất cả các giống sen”. Không còn nữa sen bách diệp, nhưng điều ai cũng thừa nhận rằng, được trồng ở Tịnh Tâm, sen thường cũng thành quý!

Người Huế có cách tôn vinh hoa sen thật nhẹ nhàng, ý nhị và sâu lắng. Mùa sen nở, hoa sen được nhiều gia đình Huế chọn cắm trên bàn thờ và cả trong nhà nữa, tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng và thanh thoát. Còn đi giữa TP. Huế hay về tận các miền quê lâu nay vào những ngày đón chào Phật đản thấy nổi bật hình ảnh hoa sen với đèn kết hoa treo ngập tràn muôn nơi, từ nhà ra tới nơi công cộng và đặc biệt là ở các chùa. Huế mùa Phật đản với bàng bạc sắc màu hoa sen huyền hoặc, gợi nhớ về một vùng đức Phật.

Cùng với việc chuẩn bị xe hoa, đèn lồng, cắm trại, giao lưu văn hóa văn nghệ và nhiều nghi lễ, chuẩn bị cho rằm Phật đản hôm nay, tăng ni, phật tử và người dân Huế còn có thêm lễ hạ thủy và thắp sáng “bảy đóa sen nồng nâng gót tịnh”. Ánh sáng lung linh tỏa ra từ những đóa sen hồng trong suốt mùa Phật đản đã khiến cho đêm trên dòng sông Hương càng trở nên lung linh, huyền diệu. Bắt đầu trên dòng Hương Giang, 7 đóa sen hồng cũng đã xuất hiện ở kênh Nhiêu Lộc (TP. Hồ Chí Minh), hồ Xuân Hương (Đà Lạt) và cả trên sông Hàn (Đà Nẵng) vào mùa Phật đản. Tôi nghĩ, đó là sự lan tỏa nhẹ nhàng, sâu lắng, mang đậm đà tính nhân văn của văn hóa miền Hương Ngự.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

TIN MỚI

Return to top