ClockThứ Hai, 06/05/2019 14:53

Sinh viên thiếu kỹ năng xin việc

TTH - Làm hồ sơ ứng tuyển hay trả lời phỏng vấn xin việc là những kỹ năng cần thiết với sinh viên (SV) khi ra trường, song trên thực tế đang còn nhiều SV thiếu kỹ năng này.

Tìm kiếm cơ hội việc làmNgày hội việc làm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay dành cho sinh viênHơn 1.000 sinh viên Trường đại học Nông Lâm Huế tham gia lớp tập huấn kỹ năng tìm việc làm

SV Trường ĐH Nông lâm trả lời phỏng vấn của doanh nghiệp

Thiếu kỹ năng

Ông Trương Thanh Hùng, đồng sáng lập/CEO của FiNNO Group, Cố vấn chiến lược Công ty Dịch vụ & Công nghệ HomePlus và Công ty Sản xuất thương mại Hồng Ân – GACO chia sẻ, thông qua tiếp nhận đơn xin việc, thư ứng tuyển cũng như trả lời phỏng vấn của các SV, phát hiện ra nhiều lỗi, trong đó có những lỗi sơ đẳng trong khâu làm hồ sơ, gửi hồ sơ xin qua mạng. Đáng nói là, một số lỗi đã kéo dài nhiều năm nhưng thế hệ SV tốt nghiệp sau này vẫn phạm phải. “Email không có nội dung, một số mẫu tóm tắt quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc (còn gọi là CV) như sơ yếu lí lịch, viết dài dòng; sử dụng chung một mẫu CV cho nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau… Nhiều SV xem nhẹ khâu làm hồ sơ, trong khi doanh nghiệp lại rất tinh ý, hồ sơ không đạt thì khó có cơ hội lọt đến vòng phỏng vấn”, ông Hùng chỉ ra.

Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, đó là thực tế đáng buồn và phần nào lý giải nguyên nhân vì sao SV ra trường thất nghiệp. Nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu rất cao và hồ sơ chỉnh chu, tác phong chuyên nghiệp là điểm cộng gây thiện cảm, trái lại một bộ phận SV chưa chú ý vấn đề này.

Đặt câu hỏi về vấn đề này, lãnh đạo nhiều trường lý giải do thời lượng, cơ cấu chương trình không thể đào tạo tất cả các kỹ năng. Đại diện Khoa Du lịch – ĐH Huế phân tích, tại khoa, chủ yếu đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và một số kỹ năng liên quan để SV đi thực tập, thực tế tại doanh nghiệp. Những kỹ năng làm hồ sơ hay trả lời phỏng vấn SV có thể rèn luyện qua các ngày hội việc làm, tư vấn tuyển dụng của doanh nghiệp ngay tại cơ sở đào tạo.

Ngay cả Đoàn - Hội, các câu lạc bộ (CLB), đội nhóm – những đơn vị thường xuyên tổ chức các sân chơi rèn luyện kỹ năng cho SV cũng thiếu môi trường cho sinh SV luyện kỹ năng xin việc. TS. Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội SV ĐH Huế, Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm chia sẻ: “Kỹ năng xin việc không đơn giản và thường các trường mời chuyên gia về chia sẻ. Đoàn – Hội và các CLB chỉ hướng đến sân chơi chuyên môn hay các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm”.

Bản thân SV cũng chưa chịu khó tìm hiểu những kỹ năng cần thiết và chưa có kế hoạch học tập hợp lý. Dễ thấy nhiều SV vẫn nhầm lẫn khi cho rằng chỉ cần học giỏi kiến thức là đủ. Thực ra, với nhiều doanh nghiệp lớn, nhà tuyển dụng khắc khe, họ lại muốn đánh giá nhân sự thông qua lần gặp hay những trao đổi đầu tiên.

Nghịch lý hiện nay còn tồn tại là SV muốn biết nhưng ngại hỏi. “Em không tự tin và sợ nói ra các bạn cười”, L.N.H, SV ĐH Huế thật thà.

Không nên chậm trễ

Câu chuyện SV yếu kỹ năng theo nhiều người, nhiều trường đã là việc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng chưa thể thay đổi. Trong khi đó, việc làm và thu nhập của SV hiện nay trở thành thước đo uy tín cơ sở đào tạo, nhất là trong bối cảnh tự chủ. Điều này đòi hỏi các đơn vị đào tạo cần nhanh chóng thay đổi, thiết kế chương trình và chú trọng các kỹ năng cần thiết cho SV, trong đó không thể thiếu kỹ năng xin việc, ứng tuyển vào các vị trí việc làm – điều mà hầu hết SV khi ra trường phải trải qua.

SV cũng không thể đổ lỗi cho nhà trường mà phải chủ động tìm học các kỹ năng này. Các CLB, đội, nhóm, học tập kinh nghiệm trên mạng hay tương tác với các cộng đồng trên mạng là môi trường rất tốt để họ khai thác những yếu tố dẫn đến thành công của người đi trước và áp dụng cho mình.

Hiện nay, nhiều đơn vị trường học cũng mở ra các hoạt động đào tạo kỹ năng miễn phí. Nhiều chương trình được tạo sự kiện và thông báo sớm trên mạng xã hội facebook. Vấn đề là, SV cần quan tâm để tra cứu và có thái độ quyết tâm học hỏi. Theo nhiều chuyên gia, tham gia càng nhiều, nghe nhiều bài học sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Họ cũng cần tranh thủ tận dụng các diễn đàn ngày hội tư vấn định hướng việc làm, gặp gỡ nhà tuyển dụng để bày tỏ những thắc mắc, khai thác tối đa văn hóa doanh nghiệp, yêu cầu khi tuyển dụng và nhiều thông tin liên quan.

Bài, ảnh: MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

TIN MỚI

Return to top