ClockThứ Hai, 07/07/2014 03:46

Sinh viên viết báo trải nghiệm vào nghề

TTH - Hầu hết các bạn sinh viên báo chí lựa chọn cho mình công việc làm cộng tác viên cho các trang báo mạng và nhiều tờ báo, đài phát thanh - truyền hình khác, bởi ai cũng mong muốn được thực tế trải nghiệm.

Trải nghiệm

Khi đã là một sinh viên học báo chí, việc luyện tập viết bài khá là quan trọng, sẽ giúp cho các bạn sinh viên từng bước trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, tăng cường khả năng quan sát, tư duy và sáng tạo. Thêm vào đó, sẽ giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường.
Sinh viên báo chí tác nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Huế trong Festival 2014. Ảnh: L. Tuệ
Bạn Lê Xuân Thọ, sinh viên K32, khoa Báo chí (Đại học Khoa học Huế) tâm sự: “Mình nghĩ sinh viên học báo nên tập viết báo, nó giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp. Bài báo đầu tiên được Báo Thừa Thiên Huế đăng đó là “Trường An: Điểm sáng Bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Lần đầu nhìn thấy tác phẩm của mình được đăng trên báo cảm thấy hạnh phúc và tự hào lắm. Cầm tờ báo đi khoe với ba, mẹ và bạn bè. Bây giờ các bài viết của mình được đăng nhiều hơn nhưng cảm xúc lần đầu tiên ấy mình không thể nào quên được”. Tương tự, bạn Trần Diệu Hiền, sinh viên K34, khoa Báo chí (Đại học Khoa học Huế) chia sẻ: “Hiện tại, mình đang cộng tác viên cho một trang báo điện tử. Mới đầu mình hồi hộp và còn bỡ ngỡ với công việc, viết nhiều bài nhưng không được đăng. Mình quyết tâm chăm chỉ đi nhiều, viết nhiều để tìm kiếm đề tài mới, các bài dần dần chất lượng hơn và được đăng nhiều hơn. Ngoài cộng tác giúp trau dồi nghiệp vụ làm báo, em còn có nhuận bút để trang trải cuộc sống”.
Sinh viên Phan Minh Hiếu, K34, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa Học Huế tâm sự, trở thành sinh viên khoa báo chí đã khó, giờ trở thành một phóng viên giỏi lại càng khó hơn. Sinh viên báo chí cần cọ xát nhiều mới phát hiện được vấn đề và có sản phẩm hay, bởi chúng em học ở trường phần lớn là lý thuyết còn thực hành rất hạn chế. Còn một năm ở giảng đường đại học, thời gian không dài, ngoài giờ học lý thuyết em cố gắng, thực hành nhiều để làm bước đệm cho nghề báo sau này. Hiện nay em là cộng tác viên đắc lực cho báo Dân Trí, Đài Truyền Hình Việt Nam tại Huế và Báo Thừa Thiên Huế.
Vượt khó tích lũy kinh nghiệm
Thầy giáo Mr.Jay Craig Hartwell, Chủ nhiệm Dự án Đào tạo báo chí dành cho sinh viên cho biết: Có học bổng Fulbright cuối năm 2013, tôi thực hiện Dự án Đào tạo báo chí giành cho sinh viên báo chí Trường Đại học Khoa học Huế, trong 10 tháng. Sinh viên được đào tạo sản xuất những tác phẩm báo chí, ảnh, video, truyền thông đa phương tiện…. Đặc biệt, Festival 2014 Huế, tôi đã phối hợp với Ban tổ chức Festival cho 30 sinh viên báo chí làm việc tại trung tâm cung cấp hơn 1.700 bức ảnh, 35 video và nhiều bài viết đăng trên Website Festival Huế được nhiều đọc giả đánh giá cao. Đây là thành công ngoài mong đợi.
Đến nay, dự án đã đào tạo cho 240 sinh viên khoa Báo chí năm 1 đến năm thứ 4. Bên cạnh đó, dự án còn phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Thái Nguyên đào tạo báo chí cho các nhà báo chuyên nghiệp và sinh viên.
Đang ngồi trên giảng đường đại học nhưng nhiều sinh viên đã viết báo, đó là sự đam mê mà không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, để có đầy đủ tư liệu hoàn thành tác phẩm, các bạn sinh viên gặp không ít khó khăn. Bạn Lê Xuân Thọ, tâm sự: về chính quyền địa phương họ không tiếp, đòi phải có giấy giới thiệu… Nhiều lần về cơ sở nhưng không làm việc được nên đành quay về trong sự thất vọng, buồn bã. Không nản chí, hôm sau lại tiếp tục đi một xã khác, họ hỏi giấy giới thiệu thế là chúng em giới thiệu là sinh viên của trường về địa phương xin tài liệu. Qua nhiều gian nan, cuối cũng bài viết cũng hoàn thành”.
“Tuy nhiên, để có bài báo hay đòi hỏi phải đi nhiều và hướng tới các đề tài mới, có con mắt nhìn nhận vấn đề tốt. Có những lúc đi thực tiễn phát hiện nhiều vấn đề hay nhưng là cộng tác viên nên hạn chế trong việc khai thác thông tin, dẫn đến bài báo hoàn thành không đạt như mong muốn”- Lê Xuân Thọ cho biết thêm.
Ngoài việc học tập tốt trên ghế nhà trường, chính bản thân các sinh viên cần có sự trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc mọi vấn đề của cuộc sống để có cái nhìn đa chiều trước một sự việc hay đánh giá một con người cụ thể. Đặc biệt, những sinh viên khi đang ngồi trên giảng đường đã tham gia viết báo phần lớn họ là những sinh viên rất năng động, sáng tạo, đáp ứng được các kỹ năng, đòi hỏi cơ bản của công việc.
Thạc sĩ Phan Quốc Hải, giảng viên khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học (ĐH Huế) cho rằng, áp lực công việc nghề nào cũng có, tuy nhiên với nghề báo càng nặng bởi đòi hỏi người viết không chỉ phải lăn lộn với thực tế mà còn phải làm ra sản phẩm đúng quy định, đúng ngày giờ và sự kiện. Đối với các sinh viên theo học ngành báo chí, các em thường rất năng động, nhiều bạn từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã cộng tác với các tờ báo lớn. Trong khi có em xem nghề báo, chỉ là nghề đi nhiều, quan hệ xã hội nhiều, giải trí nhiều nên khi mới vào nghề không chịu được áp lực công việc, thậm chí nhiều em phải chuyển sang công việc khác. Điều này đặt ra một vấn đề là ngoài việc nhận thức lại, nhận thức đúng về nghề, những người mới bước chân vào nghề cần phải có quyết tâm, đam mê, chịu khó “đeo bám” nghề thì mới mong thành công trong công việc. Mỗi năm Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Huế đào tạo khoảng 70 sinh viên, sau khi ra trường có chưa đến 50% sinh viên làm báo.
Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDF

Hiện nay, các mặt hàng thực phẩm đang được tiêu dùng trên thị trường phần nhiều sử dụng bao bì làm từ nilon. Điều này phần nào gây nên tình trạng phát thải nhựa lớn. Dự án “Sản xuất màng phân hủy sinh học BioDF” của Khoa Môi trường, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế cung cấp giải pháp bảo vệ môi trường và giảm rác thải nhựa.

Giảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDF
“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”

TIN MỚI

Return to top