ClockChủ Nhật, 22/04/2018 10:53

Smartphone có thể trở thành máy phát hiện nói dối

Một thuật toán máy học mới sẽ phân tích các tương tác trên điện thoại để nhận biết bạn có trung thực hay không.

Smartphone chạy Android nhỏ nhất thế giớiSmartphone trang bị màn hình uốn cong và gập được sắp lộ diện?Samsung sẽ có smartphone màn hình gập được vào đầu năm 2017Camera kép sẽ là xu hướng của smartphone tương lai

Ứng dụng có thể phát hiện nói dối dựa vào việc thao tác nhanh hay lâu trên điện thoại.

Các nhà khoa học máy tính tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) có thể xác định sự dối trá bằng cách phân tích cách bạn vuốt, nhấn màn hình smartphone. Các tương tác không trung thực thường kéo dài và có sự tham gia nhiều cử động của tay hơn so với tương tác trung thực.

Thuật toán có tên Veritaps đánh dấu xanh với những lời nói thật và dấu đỏ với những thông tin nghi vấn. Các nhà khoa học cũng tạo một ứng dụng thử nghiệm chạy trên điện thoại Android, nhưng không phát hành rộng rãi.

Aske Mottelson, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết thuật toán có khả năng phát hiện nói dối tương đương với máy Polygraph. Nó vẫn có giới hạn, nhưng với công nghệ AI và máy học, độ chính xác sẽ được nâng lên thời gian tới.

Con người từ lâu vẫn mong muốn phát triển một thiết bị có thể biết được ai đang nói quanh co. Máy phát hiện nói dối Polygraph, ra đời năm 1921, là thiết bị tiêu chuẩn nhất khi kiểm tra sự thay đổi của nhịp tim, huyết áp, hơi thở... của người nói, nhưng cũng đối mặt với nhiều chỉ trích về độ chính xác.

Công ty khởi nghiệp Converus cũng đã phát triển hệ thống phân tích EyeDetect dựa trên chuyển động của mắt như độ giãn đồng tử, tỷ lệ nháy mắt. Nó đạt tỷ lệ chính xác 86%, nhưng chưa thể thay thế cho Polygraph.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

TIN MỚI

Return to top