ClockThứ Sáu, 15/02/2019 14:14

Số ca nhiễm sởi trên thế giới tăng gần gấp đôi trong một năm

TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày 15/2 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca nhiễm sởi ước tính tăng gần gấp đôi trong bối cảnh các đợt bùng phát nghiêm trọng và kéo dài gia tăng trên khắp hành tinh, ở các quốc gia nghèo khó cũng như các quốc gia giàu có.

Số ca nhiễm sởi tăng 30% trên toàn thế giớiPhilippines đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sởiĐông Nam Á đặt mục tiêu loại bỏ bệnh sởi trước năm 2020

Một bé gái được tiêm vắc-xin quai bị, sởi và rubella (MMR) tại quận Obolon, thủ đô Kiev, Ukraine. Ảnh: UNICEF

Lời kêu gọi đến các quốc gia thành viên nhằm thu hẹp khoảng cách trong phạm vi bao phủ vắc-xin được đưa ra sau khi thông tin được công bố trước đó cho rằng, ước tính 110.000 người đã tử vong vì căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhưng dễ phòng ngừa này trong năm 2017.

“Đó là trách nhiệm của mọi người. Đối với một người bị nhiễm bệnh, có đến 9 hoặc 10 người có thể lây nhiễm loại virus này”, bà Katherine O’Brien, Giám đốc phụ trách chủng ngừa, vắc-xin và chế phẩm sinh học tại WHO nhận định.

Ngoài việc có khả năng gây tử vong, những triệu chứng bệnh sởi bao gồm phát ban, mù loà và viêm não. Virus có thể lây truyền cực kỳ dễ dàng thông qua ho và hắt hơi, và nó cũng có thể tồn tại hàng giờ đồng hồ trong một giọt nước.

Bà Katherine O’Brien lưu ý, tuy nhiên kể từ năm 2000, số ca tử vong do bệnh sởi giảm hơn 80%, “cứu sống khoảng 21 triệu người” trong thời kỳ này.

Gánh nặng bệnh tật gần gấp đôi trong năm 2018

Cảnh báo của WHO được đưa ra sau khi cơ quan này tuyên bố rằng, tính đến giữa tháng 1 năm nay, có 229.068 trường hợp mắc bệnh sởi được báo cáo trong năm 2018 tại 183 quốc gia thành viên của WHO.

Con số này gần gấp đôi so với 115.117 trường hợp được báo cáo vào cùng thời điểm hồi năm ngoái, và mối quan tâm của WHO dựa trên thực tế là số ca nhiễm cuối cùng đã tăng lên tới 173.330 ca.

“Do việc báo cáo chậm trễ và những đợt bùng phát dịch trong năm 2018, chúng tôi dự đoán những con số này sẽ tăng lên, như đã xảy ra trong những năm trước đây”, WHO cho biết trong một tuyên bố.

“Tăng ở tất cả các khu vực”

Tính theo khu vực trong năm 2018, châu Phi đã chứng kiến ​​33.879 ca nhiễm sởi; trong số này, chỉ riêng ở Madagascar đã có đến 4.391 ca, nơi có 922 trường hợp tử vong được báo cáo trong một đợt bùng phát dịch đang diễn ra, bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.

Trong khi đó, châu Mỹ ghi nhận gần 17.000 trường hợp mắc bệnh sởi trong năm 2018. Tại khu vực châu Âu, có 82.596 ca nhiễm sởi ở 47 trên 53 quốc gia; tiếp đó là khu vực Đông Nam Á (73.133 ca) và Tây Thái Bình Dương (23.607 ca).

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và loại bỏ bệnh sởi, WHO kêu gọi các quốc gia duy trì bao phủ chủng ngừa cao với 2 liều vắc-xin sởi, đã được áp dụng cho “hàng tỷ” trẻ em, bà Katherine O’Brien nói thêm.

Được biết, trước khi vắc-xin sởi được đưa ra vào năm 1963, những đợt bùng phát và dịch bệnh xảy ra vào mỗi 2-3 năm, gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News & Devdiscourse)

 

                                          

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top