ClockThứ Sáu, 19/07/2019 09:20

Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 6 trường hợp tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Không chủ quan với sốt xuất huyết1 triệu người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết và Zika vào năm 2080Dịch sốt xuất huyết tăng mạnh ở Đông Nam Á

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang. Ảnh: TTXVN

Các tỉnh, thành phố ghi nhận các ca mắc sốt xuất huyết hàng tuần tăng cao và có số ca mắc tích luỹ tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 là Bà Rịa- Vũng Tàu, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Lak, Đắc Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp,Gia Lai, Hà Nội, Khánh Hoà, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Thừa Thiên - Huế và Vĩnh Long.

Các tỉnh có tỷ lệ ca mắc/100.000 dân cao nhất nước là Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Thuận và Đồng Nai.

Theo Bộ Y tế, hiện nay là mùa cao điểm dịch, số mắc tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số ca mắc mới sẽ gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Để chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công điện số 4086/BYT - DP gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu UBND các cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai hoạt động diệt lăng quăng, bọ gây trên địa bàn ngay trong tháng 7/2019 và duy trì 1 tuần/lần tại các vùng có nguy cơ cao; 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng, bọ gậy cao và 1 tháng/lần tại các khu vực còn lại; huy động các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia diệt lăng quăng, bọ gậy

Các địa phương tăng cường công tác truyền thông, giáo dục cho cộng đồng về phòng, chống sốt xuất huyết, tập trung tuyên truyền đến người dân về việc diệt lăng quăng, bọ gậy; phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun muỗi tại gia đình.

Ngành y tế tăng cường giám sát, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và phát sinh; tổ chức phun hóa chất diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao và phun hóa chất xử lý triệt để khi phát hiện những ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng.

Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở y tế tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, khi nhập viện thì đã nặng, nguy cơ tử vong cao; đồng thời có kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế quá tải bệnh viện.

Các tỉnh, thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và đội ngũ cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch, hướng dẫn chẩn đoán phòng, chỉ đạo các Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính khẩn trương phê duyệt, cấp kinh phí cho hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương để kịp thời triển khai các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, đảm bảo thực hiện mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã giao; tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch và xử lý nghiêm các hộ gia đình vi phạm trong vệ sinh môi trường để phát sinh lăng quăng, bọ gậy.

Để chủ động, quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết, ngành Y tế khuyến cáo:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn.

Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế đễ được khám và tư vấn điều trị. Không tự điều trị tại nhà.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn

Theo dữ liệu được công bố ngày 20/10, một loại thuốc điều trị sốt xuất huyết do Johnson & Johnson (J&J) phát triển dường như đang cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại một dạng virus ở một số bệnh nhân sốt xuất huyết. Đây là kết quả từ thử nghiệm lây nhiễm có kiểm soát ở người trên quy mô nhỏ ở Mỹ.

Thử nghiệm thuốc trị sốt xuất huyết đầu tiên ở người mang đến nhiều hứa hẹn
Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này

Reuters ngày 6/10 dẫn lời nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sốt xuất huyết sẽ trở thành “mối đe dọa lớn” ở miền nam nước Mỹ, Nam Âu và một số khu vực ở châu Phi trong thập kỷ này, do nhiệt độ ấm hơn tạo điều kiện cho sự lây lan của muỗi mang mầm bệnh.

Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này
WHO phê duyệt vaccine ngừa sốt rét thứ hai cho trẻ em

Ngày 2/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng một loại vaccine ngừa sốt rét mới cho trẻ em, một động thái có thể mang lại cho các quốc gia một lựa chọn rẻ hơn và sẵn có hơn so với loại vaccine đầu tiên ngừa sốt rét được phê duyệt gần 2 năm trước.

WHO phê duyệt vaccine ngừa sốt rét thứ hai cho trẻ em
Số ca sốt xuất huyết giảm, ca bệnh tay chân miệng tăng

Chiều 6/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) cho biết, toàn tỉnh có 113 ca bệnh tay chân miệng (TCM) và có dấu hiệu gia tăng vào mùa tựu trường. Nhà trường và các bậc phụ huynh cần lưu ý vệ sinh môi trường nơi ở và vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.

Số ca sốt xuất huyết giảm, ca bệnh tay chân miệng tăng
Return to top