Thể thao

Sôi nổi Lễ hội đua thuyền truyền thống Phong Hải

ClockThứ Hai, 02/09/2019 15:34
TTH.VN - Đã thành thông lệ, cứ 3 năm một lần đúng vào ngày Quốc khánh 2/9, bà con ngư dân vùng biển Phong Hải cùng khách thập phương lại náo nức đón chờ lễ hội đua thuyền truyền thống trên vùng biển của xã. Đây là nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.

Trải đua Dương NổPhú Lộc tổ chức đua thuyền truyền thống đầu nămĐua thuyền trên sông SịaTưng bừng lễ hội đua thuyền truyền thống ở vịnh Lăng CôSôi nổi lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Hương

Xuất phát

Tham gia giải đua thuyền truyền thống xã Phong Hải có 5 đội đua đến từ các thôn Hải Thế, Hải Thành, Hải Nhuận, Hải Phú, Hải Đông. Mỗi đội đua có 10 tay chèo và 1 tay lái, tranh tài ở 3 giải đua gồm: 1 giải Cúng, 1 giải Tiền, 1 giải Phá. Các đội đua theo hình thức 2 vòng 4 tráo đối với giải cúng, giải tiền và 3 vòng 6 tráo đối với giải phá.

Ngay sau lễ khai mạc, các đội đua ghe và hàng ngàn bà con ngư dân trên địa bàn xã, cùng khách thập phương hướng về điểm xuất phát để bước vào tranh tài ở giải cúng. Anh Mai Xuân Tư, Việt Kiều Mỹ chia sẻ “ Đã hơn 10 năm tôi mới có dịp về thăm quê hương xã Phong Hải, đúng dịp địa phương chúng tổ chức đua thuyền truyền thống trên biển. Tôi cảm thấy rất vui vì lâu rồi mình mới dịp xem lại đua thuyền, không khí thật là sôi nổi, hào hứng từ cổ động viên của các đội đua. Tôi mong rằng lễ hội đua thuyền sẽ tiếp tục duy trì mãi mãi, để từ góp phần phát huy truyền thống văn hóa bản sắc của người dân vùng biển chúng tôi.”

Lãnh đạo huyện Phong Điền và xã Phong Hải trao giải Cúng cho các đội đoạt giải kèm theo Lá cờ Tổ Quốc với mong muốn các ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cúng và giải phá cho đơn vị Hải Đông và giải tiền cho đơn vị thôn Hải Nhuận.

Ông Hoàng Văn Sửu, Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết “Năm nay các đội chuẩn bị chu đáo, bên cạnh đó tập luyện hăng say cùng với sự cổ vũ động viên nhiệt tình về tinh thần lẫn vật chất của bà con trong và ngoài nước. Vì thế ở 3 nội dung đua, các thuyền so kè nhau khá gay cấn, hấp dẫn. Giải đua ghe đã tạo được sân chơi cộng đồng cho người dân địa phương, góp phần thắt chặt tình đoàn kết của bà con ngư dân vùng biển". 

Tin,ảnh: Hải Huế 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống
Return to top