ClockThứ Năm, 01/09/2016 15:23

Sớm có giải pháp cho hải sản ở các kho đông lạnh

TTH.VN - Mặc dù lượng hải sản đánh bắt xa bờ được Chi cục Thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn nhưng do tâm lý người tiêu dùng còn e ngại, nhiều cơ sở đông lạnh tại cảng cá Thuận An (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) hiện vẫn còn “tồn kho” nhiều loại hải sản.

Những ngày này, mọi hoạt động mua bán tại cảng cá Thuận An diễn ra bình thường với nhiều tàu cá cập cảng bán hải sản. Ông Trần Văn Châu, chủ cơ sở kho đông lạnh và sản xuất nước đá Tám Thế cho biết: “Từ thời điểm cá biển chết (tháng 4-5 DL), cơ sở của tui mua hàng trăm tấn cá để cấp đông, chờ bán vào các cơ sở phía Nam. Nhung sau sự cố môi trường biển đến nay, cơ sở chỉ bán nhỏ giọt, lượng hải sản tồn kho đến 450 tấn. Để có số tiền mua mặt hàng này, gia đình tui phải vay hơn 6 tỉ đồng với lãi suất 7%/năm từ các ngân hàng”.

Hải sản "tồn kho" tại cơ sở Tám Thế do tâm lý người tiêu dùng còn e ngại

Theo ông Châu, 6 tỷ đồng gia đình ông vay ngân hàng, trong đó, gần 1 tỉ đồng được dùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kho đông lạnh, số còn lại ông dùng thu mua cá. Tuy nhiên,đến thời điểm này, cơ sở thu mua hải sản của ông còn tồn đọng 450 tấn cá, trong đó 400 tấn cá nục, 50 tấn còn lại là cá sòng và mực đang được cấp đông tại 5 kho ở cảng cá. Để bảo quản số hải sản kể trên, trung bình mỗi tháng, cơ sở của ông phải chi trả 36-37 triệu đồng tiền điện. Ngoài ra, ông còn phải trả tiền lãi cho khoản vay ngân hàng khá lớn. “Ngân hàng có làm việc để bàn cách giảm lãi suất cho những cơ sở như chúng tôi rồi, đó là tín hiệu đáng mừng. Từ sau sự cố môi trường biển đến nay, một số thương lái đến hỏi mua cá tại kho hàng nhưng họ xem qua rồi bỏ đi nên các cơ sở đều khó khăn”, ông Châu trải lòng.   

Cạnh đó, cơ sở đông lạnh Chính Thủy cũng đang tồn đọng 150 tấn cá thu mua từ thời điểm cá chết. Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở này cho biết, vào thời điểm cá chết, cơ sở của bà mỗi ngày thu mua khoảng 20 tấn cá, chủ yếu là cá nục từ các tàu với giá từ 10.000- 15.000 đồng/kg. Sau khi cấp đông, số lượng cá được bà Thủy cho vào kho lạnh, ghi rõ thời gian nhập cá nhưng chỉ bán được giá khá bằng ½ thời điểm chưa xảy ra sự cố môi trường biển nên bị lỗ vốn. Hiện 150 tấn cá còn lại với giá trị khoảng 1,7 tỉ đồng không thể tiêu thụ. Để mua số cá này, bà Thủy vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng. Hiện, ngoài khoản trả lãi ngân hàng, chủ cơ sở này còn phải chi trả các khoản như, tiền điện, tiền thuê công nhân để bảo quản... 

Hàng tháng, chủ cơ sở Chính Thủy phải tốn nhiều chi phí để bảo quản 150 tấn cá "tồn kho"

Theo những chủ cơ sở đông lạnh tại cảng cá Thuận An, số lượng cá đang tồn kho của họ đều được Chi cục Thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn vì đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, do tâm lý còn e ngại nên các thương lái đều không muốn thu mua cá, khiến nhiều chủ cơ sở đông lạnh gặp không ít khó khăn. Để bán hết số lượng cá còn tồn đọng tại đây, nhiều chủ cơ sở đồng lạnh kiến nghị, chính quyền địa phương cần sớm tiến hành kiểm nghiệm chất lượng, công bố rộng rãi thông tin, nếu an toàn thì cho tiêu thụ. “Vấn đề hiện nay là làm sao giải tỏa được tâm lý e ngại của người tiêu dùng. Hoạt động đánh bắt đã bình thường, trước mắt cần có các chính sách giãn nợ, khoanh nợ, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển trong giai đoạn khó khăn này”, chủ cơ sở Trần Văn Châu, nói. 

Hà Nguyên- Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

Chiều 20/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 8/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cho hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang.

Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

TIN MỚI

Return to top