ClockThứ Ba, 17/07/2018 14:51

Sớm mai nơi cảng cá Thuận An

TTH.VN - Khi mọi người vẫn chìm vào giấc ngủ, Cảng cá Thuận An lại “thức giấc”. Những chuyến tàu cá vừa cập bến với tiếng máy nổ xen lẫn tiếng cười nói của những chị lái buôn, tiếng lạo xạo của những chiếc máy xay đá… làm cho cảng sôi động đến lạ.

Cứu 9 ngư dân bị chìm tàu ở cửa biển Thuận AnĐòn bẩy cho vùng kinh tế trọng điểmÔ nhiễm cảng cá Thuận An: Người dân nhiều lần kiến nghịChật vật nơi tránh trú cho tàu thuyền

Cá được phân loại theo từng chủng loại khác nhau

Nằm cách thành phố Huế chừng 10km, Cảng cá Thuận An (cảng) được xem là chợ thủy, hải sản lớn nhất tỉnh. Chợ bắt đầu họp từ khoảng 2h sáng và kéo dài đến sáng sớm.

3h sáng, chúng tôi rời khách sạn tiến về phía cảng cá Thuận An. Khác với không gian tĩnh mịch bên ngoài, càng vào trong cảng cá không khí càng nhộn nhịp. Nhiều phương tiện, ô tô, xe máy, xe đẩy, từng đoàn cũng lũ lượt kéo về cảng, rồi hối hả đưa cá lên xe phân phối về các chợ.

Khu vực ngoài cảng, tiếng còi tàu, những bước chân hối hả xen lẫn cả tiếng trả giá của tiểu thương. Chen vào dòng người, chúng tôi bắt chuyện với chị Thơm, tiểu thương tại cảng khi chị đang lựa mua những rổ mực tươi rói vừa cập bến.

Chị bảo: “Chỉ những tàu không lệ thuộc chủ vựa mới được quyền thỏa hiệp với các tiểu thương, giá cao thì bán. Tuy nhiên, đa số tàu cập bến đều hợp đồng với các chủ vựa thu mua, vì họ đối ứng tiền xăng dầu, chi phí cho toàn bộ chuyến biển. Bởi vậy, giá cả được các chủ vựa quyết, chúng tôi chỉ mua lại. Dù mua lại nhưng phải đến chợ thật sớm, xem hàng khảo giá rồi mới mua như thế mới mong kiếm được chút lời để lo toan cho gia đình. Mua hàng xong phải “phi” thật nhanh về chợ còn phân phối lại cho các con buôn nhỏ lẻ để kịp phiên chợ”.

Cánh bốc vác cũng tranh thủ nhấp ngụm cà phê, ăn tạm ổ mỳ lót dạ trong lúc đợi mối gọi chuyển hàng. 3h sáng được xem là “giờ cao điểm” của các chuyến tàu cập cảng. Đây là lúc cánh “con buôn” tập trung đông nhất để xem và mua hàng.

Khu vực bên trong cảng, các vựa cá bắt đầu tập kết hàng và phân loại ướp lạnh để giữ độ tươi cho hải sản trước khi bắt tay phân phối hàng cho các đối tượng khách hàng.

Gần sáng, khi chợ phiên Thuận An càng nhộn nhịp cũng là lúc những chiếc thuyền đánh cá nổ máy rồi lần lượt vươn ra biển mang theo niềm tin về một chuyến biển thành công.

Sau đây là một số hình ảnh Báo Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Phụ nữ bốc vác là hình ảnh quen thuộc tại chợ cá

Đợi thuyền

Cá được vận chuyển vào các vựa

Cá được chuyển từ khoang thuyền vào các thùng

Gian hàng nhỏ nơi Cảng cá

Hàng trăm tiểu thương về Cảng mỗi sớm

Những phụ nữ nghèo tranh thủ lượm lặt những gì còn sót lại

Ngóng thuyền

Cười chút....

Nghỉ ngơi, tính toán...

Tranh thủ lót dạ

Hoàng Loan (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Gần 30 triệu đồng thực hiện chương trình "Đông ấm cho em"

Ngày 21/11, tại Trường tiểu học Thái Dương (xã Hải Dương, TP. Huế), Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Thuận An phối hợp với Xã đoàn Hải Dương và các mạnh thường quân tổ chức chương trình “Đông ấm cho em”, trao 60 suất học bổng khuyến học; 200 chiếc áo mới (trong đó 100 áo ấm) cho học sinh khó khăn của nhà trường. Tổng trị giá chương trình gần 30 triệu đồng.

Gần 30 triệu đồng thực hiện chương trình Đông ấm cho em
Đoàn công tác Thành ủy Huế thăm cán bộ chiến sĩ 2 đơn vị Biên phòng

Chiều 10/8, Đoàn công tác của Thành uỷ Huế do ông Phan Thiên Định - UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế làm trưởng đoàn, thăm hỏi, động viên cán bộ chiến sĩ (CBCS) Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An và Hải đội 2; hỗ trợ kinh phí cho 2 đơn vị mua sắm trang thiết bị văn phòng với tổng giá trị 40 triệu đồng.

Đoàn công tác Thành ủy Huế thăm cán bộ chiến sĩ 2 đơn vị Biên phòng
Return to top