ClockThứ Tư, 05/06/2019 17:15

“Sơn Chà ảo & Sơn Chà thực”

TTH.VN - Là bài ở vị trí vedette trên Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1011, ra thứ năm, ngày 6/5/2019.

Đón đọc Báo Thừa Thiên Huế thứ tư ngày 5/6/2019Hấp dẫn Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1010Đón đọc Báo Thừa Thiên Huế phát hành ngày 3/6Đón đọc Báo Thừa Thiên Huế số 7612, phát hành thứ ba, ngày 4/6Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1009 có những bài, chuyên mục mới nhất trong tuần

"Sơn Chà ảo & Sơn Chà thực" ở vị trí vedette trên Thừa Thiên Huế Cuối tuần 1011

Theo tác giả Tạ Thị Ngọc Thảo, gọi “Sơn Chà ảo” là khi chị tham gia tour này với tư cách là người nước ngoài, mua tour xuyên Việt trong đó có chương trình ngắm hệ sinh vật biển Sơn Chà bằng tàu hai đáy.

Sau khi trải nghiệm tour, chị rất ấn tượng và có dịp trở lại khi đã là “cư dân” Huế, thì chị tin rằng: “Nếu sản phẩm du lịch được xây dựng lại, quy trình phục vụ được thiết kế lại, cơ sở vật chất được đầu tư đúng tầm, thì đội ngũ hiện tại thừa sức “biến Sơn Chà ảo thành Sơn Chà thực”. Vì sao?...  Mời bạn bạn đọc báo in phát hành ngày mai!

*Ở trang gặp gỡ có bài: Quản chặt "trắng, đen" trong khai thác cát sỏi của tác giả Hoài Thương phản ánh về việc quản lý khai thác cát sỏi trên địa bàn, kể cả có phép và không phép. Trong đó vấn nạn đáng nhức nhối ngoài khai thác cát “chui” còn có tình trạng các doanh nghiệp có phép vẫn cố tình vi phạm khi khai thác ngoài phạm vi cho phép. Rõ ràng ở đây, vai trò quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có “vấn đề” hoặc buông lỏng mới xảy ra tình trạng như thế.

Điều đó cũng được tác giả thẳng thắn đặt câu hỏi cho Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường, ông Phan Văn Thông:… “Có nghĩa cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm? Kể cả việc kiểm tra, giám sát, hậu kiểm?

Muốn biết lãnh đạo Sở Tài Nguyên & Môi trường như thế nào, kính mời quý bạn đọc đón đọc báo in vào ngày mai.

*“Hướng đến trung tâm dệt may của Việt Nam” là bài viết đáng chú ý khác trên Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1011.

Trang Kinh tế và Phát triển của Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1011

Theo tác giả, “Từ tháng 1/2019, Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với thuế suất giảm dần về 0%, cộng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ được ký kết sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Trong đó có Thừa Thiên Huế - nơi được xác định là một trung tâm dệt may. Năm 2018, KNXK ngành dệt may cả nước là 36 tỷ USD, Thừa Thiên Huế chiếm khoảng gần 2%. Điều này cho thấy dư địa để nâng KNXK của ngành dệt may vẫn còn rất lớn”.

Thế nhưng, về cơ bản, dệt may Thừa Thiên Huế vẫn chủ yếu là gia công và điều này có thể còn kéo dài trong thời gian tới. Thế nên, dệt may Huế cần được tính toán ở chiến lược xa hơn, hướng đến sản xuất chuyên sâu, xuất khẩu thành phẩm, làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất chứ không chỉ là gia công một số công đoạn như hiện nay.

Và còn nhiều chuyên mục, phóng sự khác đáng đọc như ở: “The ASEAN Post: Nền kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore trong thập kỷ tới, Dọn dẹp không gian, Sự trở lại của “tướng” Dũng…

Kính mời quý bạn đọc đón đọc!

Thừa Thiên Huế Cuối tuần

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Return to top