ClockThứ Năm, 26/04/2018 14:12

Sống ổn với nghề sửa điện dân dụng

TTH - Với phương châm 3 không “không chặt chém, không đổi đồ và không nản lòng”, những thợ sửa đồ điện dân dụng với đồ nghề đơn giản và kinh nghiệm hàng chục năm vẫn túc tắc biến những món đồ tưởng chừng bỏ đi thành những vật dụng hữu ích cho gia đình.

Sửa chữa nóng lưới điện: Giảm thời gian cắt điện cho khách hàngTriển khai sửa chữa nóng lưới điện 22kV

 Tiệm sửa đồ điện dân dụng của ông Cường luôn tấp nập khách hàng

“Sống khỏe” với nghề

Nằm ở góc đường Đặng Văn Ngữ đã hơn 15 năm nay, quán sửa đồ điện của ông Đinh Như Cường (64 tuổi, tổ dân phố10, phường An Cựu) vẫn nườm nượp khách ra vào cùng những chiếc quạt điện, nồi cơm, bếp từ, máy xay sinh tố… bị hỏng. Đến với ông Cường, khách hàng chỉ bỏ ít tiền để sửa là có thể dùng tiếp, tiết kiệm tiền mua đồ mới. Theo ông Cường, những thứ tưởng chừng bỏ đi đó đều có giá trị riêng, ví như một cái quạt bỏ đi được chai bao thu mua, ông vẫn có thể tận dụng các linh kiện để sửa cho cái quạt hỏng khác hay sửa, tân trang lại đảm bảo chất lượng để bán giá rẻ cho những người cần mua.

Xuất thân từ thợ máy của ngành giao thông vận tải, lại thường giúp bà con lối xóm sửa chữa những đồ điện dân dụng hỏng hóc khi rảnh nên khi về hưu sớm ông Cường được mọi người tin tưởng đề xuất mở tiệm sửa đồ điện dân dụng phục vụ nhu cầu bà con trong vùng. 15 năm trong nghề, chưa món đồ nào khách đưa đến ông chịu “bó tay”, có chăng cũng chỉ là những đồ phải trả lại cho khách vì tiền công đắt hơn tiền của.

Nhìn đôi tay cần mẫn lắp ráp những thiết bị nhỏ li ti, kể cả vài con ốc vít cũ cũng được ông phân loại cất cẩn thận mới biết những người làm nghề như ông quý trọng đồ cũ như thế nào. Tiệm của ông quanh năm đều có khách, nhưng thường vào mùa hè mặt hàng, như quạt điện tăng gấp đôi, gấp ba. “Có hôm hàng nhiều, 2 – 3 giờ sáng là tui dậy mày mò sửa đồ cho khách. Mất ngủ tí mà giao hàng sớm cho khách cũng vui, vì họ có cần dùng mới đưa đi sửa, nhất là những người dân lao động, sinh viên…Trời nóng chỉ được cái quạt điện mà mình “ngâm hàng” thì tội lắm. Làm không nhanh, tiếng xấu đồn xa, mất khách như chơi. Hay những hôm gặp “ca khó” cũng ráng mày mò sửa cho kỳ được, thành quả không có gì lớn, nhưng sửa được rồi thấy vui”, ông Cường bộc bạch.

Không bảng hiệu, nằm nép ở góc đường Nguyễn Công Trứ, cửa tiệm của anh Phan Thanh Tân (45 tuổi) chỉ vẻn vẹn chưa đầy 20m2 chất đầy các đồ điện dân dụng cũ,  nào là máy xay sinh tố, nồi cơm điện, quạt, máy sấy tóc… cũng nườm nượp khách tới sửa, nhận đồ. Hơn 20 năm trước, khi quyết định theo nghề này, không ít người phản đối, cho rằng mấy nghề “mọn” kia chỉ dành cho mấy ông trung niên tỉ mẩn chứ thanh niên như anh rồi cũng sớm bỏ nghề vì gò bó, thiếu kiên nhẫn. Nhưng quyết là làm, với năng khiếu về đồ điện, cộng thêm tính cần mẫn chịu khó học hỏi từ những người có kinh nghiệm, anh đã biến những đồ điện tưởng chừng vứt đi thành những đồ vật hữu ích cho mọi người.

Với tiền công cho mỗi món đồ nhiều khi chỉ 15 – 20 ngàn đồng, nhưng “siêng nhặt chặt bị”,  những người thợ lành nghề như ông Cường, anh Tân có thu nhập không dưới 250 ngàn đồng/ngày chưa kể tiền lãi từ việc tận dụng các đồ qua sử dụng và mùa cao điểm nắng nóng.

Sẵn sàng truyền nghề

Cũng chẳng có “bí quyết” gì, tất cả kinh nghiệm đều được đúc rút qua sự kiên trì, nhẫn nại với nghề. Là nghề “kiếm cơm” nhưng khi được hỏi họ đều có chung câu trả lời là sẵn sàng truyền nghề cho những người có nhu cầu. Anh Tân cho biết, đã có không ít sinh viên chuyên ngành điện lạnh tìm đến anh để thực hành, học hỏi thêm về nghề. “Tui chẳng giấu diếm bất cứ kinh nghiệm gì, có người tìm đến mình học tức là mình có uy tín, thế là vui rồi. Với lại, thời buổi nghề điện dân dụng thừa thầy thiếu thợ, chỉ sợ không có sức mà làm thôi chứ chẳng sợ mất khách”, anh Tân chia sẻ..

Mặc dù sửa đồ cũ, nhưng những người thợ như ông Cường, anh Tân đều có nguyên tắc hành nghề, đó là luôn giữ chữ tín, tuyệt đối không tráo hàng và hét giá đối với khách hàng. Khi khách mang đồ đến, thợ đều kiểm tra kỹ tình trạng hỏng hóc, báo giá cho khách. Thậm chí, có những món đồ phải thay linh kiện tốn kém, những người thợ khuyên khách hàng nên mua đồ mới để tránh rủi ro cho những lần sau. Nhiều khi sửa đồ, gặp những khách hàng khó khăn, nếu tận dụng được các linh kiện cũ, tôi chỉ lấy tiền công

Sự nhiệt tình, trung thực của những người thợ chân chính, những người thợ sửa điện dân dụng vẫn “sống khỏe” với nghề. Với họ nghề này chẳng bao giờ lo thiếu việc, chỉ sợ không có tâm và không đủ kiên nhẫn với nghề thôi.

Bài, ảnh: Trần Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

Từng là đầu bếp của một nhà hàng hạng sang ở TP. Hồ Chí Minh, cháu gái tôi quyết định về lại Huế làm việc. Một buổi đi làm, buổi còn lại nhận làm bánh sinh nhật. Khách thấy mẫu mã đẹp lại đặt hàng nên có việc làm quanh năm. Cộng hai khoản tiền thu nhập, cháu tôi bắt đầu có tiền dành dụm.

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề
Giữ nghề đan chiếu Âmber

Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…

Giữ nghề đan chiếu Âmber
Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị

Gặt hái những “quả ngọt” từ các hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng dịch vụ, massage chăm sóc phục hồi sức khỏe đã trở thành nghề mũi nhọn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người mù, người khiếm thị.

Phát triển nghề massage cho người mù, người khiếm thị
Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Vấn đề là làm sao gắn kết để tạo được hiệu quả.

Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP
Phát triển bền vững nghề bún Vân Cù

Sau khi làng bún Vân Cù được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, tiếng tăm làng nghề vang xa hơn, tạo cơ hội giúp nghề bún Vân Cù khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, số hộ tham gia sản xuất càng tăng lên...

Phát triển bền vững nghề bún Vân Cù

TIN MỚI

Return to top