ClockThứ Năm, 22/10/2015 14:09

Sử dụng rơm rạ hiệu quả

TTH - Trong khi nông dân nhiều nơi sau mỗi vụ thu hoạch lúa đều đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng rất lãng phí thì người dân thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương (Phú Vang ), lại thu gom để phát triển mô hình trồng nấm rơm hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Nấm rơm trở thành mô hình kinh tế hay ở Vĩnh Lưu

Mô hình trồng nấm rơm nở rộ tại Vĩnh Lưu từ năm 1995 khi  ông Nguyễn Văn Dương, một người dân trong thôn thử nghiệm trồng nấm rơm thành công. Thấy mô hình trồng nấm có chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu lại có sẵn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân trong thôn tìm đến ông Dương học hỏi kỹ thuật trồng nấm và làm theo.

Ông Nguyễn Văn Chiến, một hộ dân trồng nấm rơm từ năm 1997 cho biết, nhờ trồng nấm rơm, bên cạnh việc làm ruộng mà gia đình ông trở nên khấm khá. Theo ông, quy trình trồng nấm rơm dễ dàng. Rơm rạ được ủ, đóng vào khuôn gỗ, gói bằng bao ni lông, mang bỏ trên giàn trong nhà vòm làm bằng tre, che chắn bằng ni lông và rơm. Thời gian trồng nấm ngắn, chỉ chưa đến một tháng là có thể thu hoạch. Trung bình mỗi vòm trồng nấm gia đình ông thu từ 300 – 500 ngàn đồng, lúc được giá có thể thu đến 2 triệu đồng. Cũng trồng nấm rơm từ năm 1997, chị Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ: “Trước đây, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, nhờ trồng nấm rơm mà nhà chị có đồng ra, đồng vào nuôi con ăn học. Hiện nay, nhà chị có 3 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm. Để có rơm rạ trồng nấm, bên cạnh đi thuê ruộng của xã trồng lúa, chị cũng đi thu gom rơm rạ của một số nông dân thôn khác để lại ngoài đồng. Theo nhẩm tính của chị 3 vòm nấm rơm mỗi tháng thấp nhất chị cũng thu hơn 1, 5 triệu đồng.

Ông Trần Ngọc Lâm, Trưởng thôn Vĩnh Lưu cho biết, mô hình trồng nấm không những giúp người dân trong thôn Vĩnh Lưu có kinh tế ổn định mà còn giải quyết được sự lãng phí rơm rạ sau mỗi vụ mùa. Trước đây, khi chưa có mô hình trồng nấm rơm, cứ đến mùa thu hoạch lúa, bà con đốt rơm rạ ngay giữa đồng, hoặc thả rơm ra xuống các ao, kênh mương gây ô nhiễm môi trường.

Toàn thôn Vĩnh Lưu có 200 hộ thì hết 150 hộ trồng nấm, nhà nào cũng có từ 2 – 4 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm. Mô hình trồng nấm rơm đã góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân nơi đây!

Bài, ảnh: Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối giao thương giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

Tối 20/4, Cộng đồng kết nối doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh Việt Nam (OBC) tỉnh tổ chức chương trình kết nối giao thương và kỷ niệm 2 năm thành lập chapter OBC Unity. Sự kiện thu hút 100 khách mời và thành viên là các chủ doanh nghiệp đến từ Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Tại sự kiện, có 35 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Kết nối giao thương giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường
Tạo tác động tích cực để phát triển doanh nghiệp bền vững

Chiều 20/4, Liên đoàn lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới (JCI) tại Việt Nam, thuộc Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trường đại học Kinh tế Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Lãnh đạo 4.0 – Tạo tác động tích cực và phát triển bền vững”. Hội thảo được tổ chức dành cho các chủ doanh nghiệp (DN), quản lý các cấp, nhân viên và các bạn sinh viên.

Tạo tác động tích cực để phát triển doanh nghiệp bền vững
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

TIN MỚI

Return to top