ClockThứ Sáu, 10/11/2017 13:52

Sự phát triển bền vững của các nền kinh tế và của cộng đồng doanh nghiệp

TTH.VN - “Tăng trưởng bền vững và sử dụng tài nguyên có hiệu suất”; “Xây dựng kết nối và cộng đồng trong một thế giới công nghệ”; “Tầm nhìn của APEC sau năm 2020” là những Diễn đàn đối thoại giữa các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp của 21 nền kinh tế APEC tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (APEC CEO Sumimit) diễn ra sáng 10/11.

Trưng bày 18 tác phẩm tượng nghệ thuật của các nền kinh tế thành viên APECĐưa APEC đến gần hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệpĐệ trình 20 kiến nghị lên các nhà lãnh đạo APECAPEC 2017 nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam

Đây là những diễn đàn cuối cùng của APEC CEO Sumimit trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại TP. Đà Nẵng.

Sử dụng tài nguyên hiệu suất và tăng trưởng kinh tế bền vững

Với quyền năng và trách nhiệm của mình, các diễn giả đã tập trung phân tích, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân và các nền kinh tế để sử dụng tài nguyên có hiệu quả; đồng thời khẳng định, vai trò của các Chính phủ và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sử dụng tài nguyên có hiệu suất và tăng trưởng kinh tế bền vững là hết sức quan trọng và mang tính quyết định.

Một trong những diễn đàn của tại Hội nghị APEC CEO Sumimit

“Phải bảo vệ thiên nhiên để nguồn nước và nguồn năng lượng sạch nhất. Nghĩa là, khi sản xuất, ta đưa phân bón vào đất đai, hái lượm tự nhiên, trồng trọt hữu cơ, giữ nguồn nước sạch nhất, không để người dân chặt phá rừng bằng cách tạo việc làm cho họ. Từ đó, đất, nước và khí hậu, khoa học công nghệ phải thuận theo tự nhiên. Việt Nam đang hướng đến một nền nông nghiệp sạch góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực thế giới”, bà Thái Hương đóng góp ý kiến tại Diễn đàn “Tăng trưởng bền vững và sử dụng tài nguyên có hiệu suất”.

Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neil

“Chúng tôi đang đầu tư vào nước Nga vì thổ nhưỡng Nga có nguồn nước sạch, nguồn đất sạch, chỉ cần áp dụng vào công nghệ và quản trị, thì chúng tôi đã có một nguồn lương thực vô cùng tốt và bền vững, không những cho thị trường Nga, nơi còn thiếu hụt nguồn sữa, mà còn bù đắp vào sự thiếu hụt lương thực khu vực. Hơn nữa Nga có chính sách vô cùng cởi mở, hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đứng đầu là Ngài Putin đang trong công cuộc tái thiết đất nước Nga vĩ đại và nhân hậu, bảo đảm cơ hội thành công cho chúng tôi”, bà Thái Hương trao đổi khi nói về nguyên nhân vì sao lại chọn Nga để đầu tư.   

Xây dựng kết nối và cộng đồng

Ngay khi bắt đầu phiên thảo luận, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khẳng định: “Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất”. Bà chỉ ra, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta đã chứng kiến những tác động của vấn đề này. Cụ thể, ở ngay tại Việt Nam trong 2 năm vừa qua và trong những ngày gần đây đã hứng chịu thiên tai.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak

Qua đó, Thủ tướng New Zealand kêu gọi: “Chúng ta cần có trách nhiệm trước thách thức này, Chính phủ và doanh nghiệp cần làm việc cùng nhau, cùng sử dụng năng lượng một cách có trách nhiệm”.

Tại Diễn đàn “Xây dựng kết nối và cộng đồng trong một thế giới công nghệ”, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull khẳng định: “Rất quan tâm đến việc đảm bảo con cháu của chúng ta, những thế hệ tiếp theo tôn trọng những người phụ nữ trong cuộc đời của chúng. Đây thực sự là một vấn đề cốt lõi”.

Bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH true milk

Tham gia phiên đối thoại tại Diễn đàn “Tầm nhìn của APEC sau năm 2020” có Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neil và Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Đáng chú ý, Papua New Guinea sẽ là quốc gia chủ nhà APEC 2018 và Malaysia sẽ là chủ nhà APEC năm 2020.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak đánh giá những thành tựu mà APEC đạt được là rất ấn tượng, giúp giảm thiểu các rào cản thương mại. “Sự ra đời của APEC tạo điều kiện để thương mại tự do và mở cửa hơn, tiếp cận thị trường; cũng như những thành tựu quan trọng đạt được trong vấn đề cân bằng khoảng cách giới, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, khi tham gia diễn đàn như APEC, các nền kinh tế thành viên học hỏi được những kinh nghiệm từ những nền kinh tế khác”, Thủ tướng Malaysia Najib Razak chia sẻ.

Nhiều vấn đề được các đại biểu của 21 nền kinh tế APEC bàn thảo tại các diễn đàn

Hy vọng, với những đóng góp và kinh nghiệm thực tiễn của các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp, "chúng ta có thể xây dựng tầm nhìn khu vực toàn diện và bao trùm, bảo đảm lợi ích của người dân và doanh nghiệp". Đây chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các nền kinh tế và của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong tương lai.

          Bài, ảnh: Anh Phong – Lê Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

Sau 3 năm thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (HGĐTTTA), tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp đã chú trọng xây dựng, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên (HGV) là những thẩm phán, thư ký có kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của đương sự, nên hiệu quả mang lại khá cao, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phương.

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Return to top