Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Sức sống mới ở Viễn Trình
TTH - Thôn Viễn Trình, thị trấn Phú Đa (Phú Vang) là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng. Sau ngày giải phóng, người dân Viễn Trình đã phát huy truyền thống quý báu đó, xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.
![]() |
Chị Lê Thị Ba, thôn Viễn Trình chăm sóc vườn nhà |
Trò chuyện với chúng tôi, ông Mai Bá Một, Trưởng thôn Viễn Trình cho biết: “Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Phú Đa (nay là thị trấn Phú Đa) nói chung và thôn Viễn Trình nói riêng là địa bàn gánh chịu nhiều gian khổ ác liệt do kẻ thù gây nên. Người dân đã dũng cảm kiên cường chiến đấu, xây dựng vùng đất này thành một căn cứ cách mạng vững chắc”.
Nhắc lại những ngày tháng hào hùng ấy, ông Lê Diện, cán bộ hưu trí ở thị trấn Phú Đa, cho biết: “Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968, Nhân dân Phú Đa đã chuẩn bị lúa, gạo phục vụ cho chiến dịch. Các thôn đều có kho lúa dưới lòng đất, trong đó Thanh Lam có 5 hầm; Đức Thái, Trường Lưu và Viễn Trình có 6 hầm. Với tinh thần chuẩn bị sẵn sàng, Nhân dân nơi đây đã vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm để vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các đơn vị đang chiến đấu. Trong chiến dịch, lực lượng vũ trang và bán vũ trang cùng với Nhân dân trong xã ngoài phục vụ chiến đấu, còn lo việc vận chuyển thương binh từ mặt trận Huế về, nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo. Số thương binh có đợt lên tới 750 người, Nhân dân đã cưu mang, nuôi dưỡng anh em hàng tháng trời. Những nhà dân ở thôn Viễn Trình đã nhận một lúc 300 thương binh về chăm sóc”.
Viễn Trình hôm nay đã thay da đổi thịt. Những hố bom, vùng cát trắng xóa do bom đạn kẻ thù ngày trước gây ra giờ đã phủ xanh. Người dân Viễn Trình giờ đây chăm chỉ làm ăn. Cái đói cái nghèo đã bị đẩy lùi. Hiện 100% hộ dân ở đây có điện thắp sáng và sử dụng nước sạch. Nhà nào cũng có ti vi để xem. Anh Đỗ Tập, cán bộ Văn phòng – Thống kê UBND thị trấn Phú Đa, cho biết: “để phát triển kinh tế, ngoài trồng lúa, người dân Viễn Trình còn trồng các loại rau màu như: ớt, đậu, ngô... để có thêm thu nhập. Ngoài ra, nhiều hộ dân ở Viễn Trình còn đào hồ nuôi tôm và kết quả thu được rất khả quan. Hiện ở Viễn Trình đã có nhiều hộ khá lên nhờ nuôi tôm, tiêu biểu là các hộ: Huỳnh Công Trai, Võ Hào, Võ Hiền...”.
Không chỉ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục ở vùng đất này cũng có những đổi thay. Hàng năm trong thôn có từ 18 đến 20 em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Trường mầm non và tiểu học trong thôn được xây dựng khang trang. Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 100%. Anh Lê Đầu, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Đa, nhận xét: “Trong khoảng 5 năm trở lại đây, đời sống của người dân thôn Viễn Trình đã có những bước đổi thay rõ rệt. Thu nhập của người dân tăng lên. Nhà kiên cố, nhà cao tầng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Chợ Viễn Trình ngày càng sầm uất, trở thành nơi giao lưu, trung chuyển hàng hóa không chỉ của người dân trong vùng mà cả các vùng lân cận”.
Bài và ảnh: Hào Vũ
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 (27/01)
- Xây dựng tiêu chí xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu (27/01)
- Đột phá về giao thông, thúc đẩy tăng trưởng bền vững (27/01)
- Mang nông nghiệp hữu cơ lên vùng cao (26/01)
- Tăng 5 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III lên 17.270 đồng mỗi lít (26/01)
- Apple cảnh báo không nên đặt iPhone 12 gần máy điều hòa nhịp tim (26/01)
- Google khai tử dự án phủ sóng Internet bằng khinh khí cầu (26/01)
- Lợi thế cạnh tranh từ các ngành công nghiệp (26/01)
-
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
- “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
- Tái thả về môi trường tự nhiên 106 cá thể động vật rừng
- Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài