ClockThứ Sáu, 23/12/2016 06:38

Sưu tầm di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số

TTH.VN - Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2020 là 70% cán bộ của các bảo tàng, ban quản lý di tích, cơ quan, đơn vị có liên quan trực tiếp đến công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam được tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tác nghiệp.

100% bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành về văn hóa dân tộc và 50% các bảo tàng cấp tỉnh sưu tầm bổ sung các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; bảo quản cấp thiết đối với các tài liệu, hiện vật quý hiếm (đã có hoặc mới được sưu tầm).

Đề án đề ra nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Bên cạnh đó, tiến hành kiểm kê theo 3 nhóm đối tượng (di vật, cổ vật; di tích; di sản văn hóa phi vật thể) nhằm nhận diện, xác định giá trị bảo đảm các tiêu chí về tính truyền thống, điển hình của di sản văn hóa; triển khai các hoạt động sưu tầm và bảo quản theo quy trình khoa học.

Đồng thời, đánh giá thực trạng trưng bày về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam tại các bảo tàng trên toàn quốc, làm căn cứ để tiến hành chỉnh lý, nâng cấp nhằm tăng cường tính hấp dẫn của nội dung trưng bày; đổi mới về nội dung, đa dạng hóa về hình thức giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam; tập hợp, xử lý thông tin về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Đề án có 5 Dự án thành phần gồm: 1- Nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam; 2- Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam; 3- Sưu tầm, bảo quản, trưng bày di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam; 4- Giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam; 5- Xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top