ClockThứ Bảy, 16/04/2016 14:25

Syria: Một thế hệ đầy mất mát, không biết gì ngoài chiến tranh

TTH.VN - Cuộc chiến ác liệt ở Syria càng kéo dài bao nhiêu thì số lượng thương vong phải gánh chịu sẽ càng tăng lên bấy nhiêu, nhưng đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là những trẻ em Syria - một thế hệ đầy mất mà, lớn lên không biết gì ngoài chiến tranh, kênh CNA hôm nay (15/4) có bài viết phân tích.

Trẻ em Syria – một thế hệ đầy mất mát do chiến tranh. Ảnh: AFP

Nhiều đứa trẻ đã phải chứng kiến ​​những cảnh tượng hãi ​​hùng và lớn lên bên những câu chuyện về những người thân yêu, những người đã chết hoặc mất tích. Nhiều đứa trẻ khác thì mất nhà cửa và thậm chí mất cả cha mẹ trong các cuộc chiến.

Trong khi trẻ em ở những nơi khác trên thế giới lớn lên với trò chơi "trốn tìm", thì đối với những đứa trẻ ở Syria, đó không phải là một trò chơi mà là vấn đề của sự sống và cái chết, khi đạn pháo và âm thanh của tiếng súng rền vang khắp sân chơi của chúng.

Là một cư dân ở Damascus, cậu bé Ebrahim Al-Hindi cho biết: "Trước khi cuộc chiến bắt đầu... gia đình em đang sống trong căn nhà cũ, thoải mái và hạnh phúc, và khi đó em chỉ mới ba tuổi, do đó em đã không nhận thức được những gì đang xảy ra". Nhưng Ebrahim Al-Hindi đã phải trưởng thành nhanh chóng, khi gia đình cậu bé mất nhà cửa sau khi lực lượng nổi dậy chiếm đóng thành phố và cha cha cậu buộc phải rời bỏ quê hương để đến châu Âu tìm kiếm việc làm. Mẹ cậu bé cũng quá sợ hãi để cho cậu chơi trên các đường phố.

Để giúp các em, một nhóm các tình nguyện viên của Syria đang thực hiện một chương trình cho phép bọn trẻ thể hiện những cảm xúc của mình về cuộc chiến. Samia - một nhà hoạt động dân sự, tin rằng liệu pháp nghệ thuật là một công cụ hữu ích nhằm giúp bọn trẻ thoát khỏi những kỷ niệm xấu về chiến tranh.

"Thông qua liệu pháp nghệ thuật, chúng ta có thể giúp tống khứ những loại cảm xúc tiêu cực ra khỏi đứa trẻ, chẳng hạn như cảm giác sợ hãi", Samia nói. "Chúng tôi cố gắng “tô màu” cho những cảm xúc và giúp bọn trẻ chạm vào chính cảm giác của mình, bằng cách sử dụng trí tưởng tượng. Chúng tôi cố gắng để tống sự sợ hãi ra khỏi cơ thể bọn trẻ và giúp chúng giảm căng thẳng".

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là những kỷ niệm. Những đứa trẻ cũng phải đối mặt với mối đe dọa bị bắt cóc và tra tấn. Điều này để lại dấu ấn trên cả gia đình - một điều gì đó mà nhà tâm lý học Arwa Ghannoum vẫn thấy rất khó khăn để diễn tả, sau khi một người thân của cô bị bắt cóc và được sử dụng để tống tiền người cha đang phục vụ trong quân đội của Tổng thống Assad.

"Họ bắt cóc anh ấy, tra tấn, sử dụng điện áp cao và đánh đập anh. Anh ấy cũng phải chứng kiến cảnh người khác bị tra tấn và nghe những tiếng thảm thiết", Arwa kể lại.

Arwa cố gắng thông qua công việc của mình như một nhà tâm lý để giúp đỡ anh, nhưng điều đó không hề dễ dàng – anh ấy thường dễ dàng run rẩy và la hét đầy sợ hãi.

Sau 5 năm chiến tranh, Syria tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, mà một trong số đó là làm thế nào để đem lại hy vọng và an ủi cho một thế hệ trẻ em bị tổn thương bởi cuộc chiến. Thực tế, ngay cả khi tiếng súng có thể lắng xuống thì những vết sẹo của cuộc chiến chắc chắn sẽ vẫn còn dai dẵng trong một thời gian dài sau đó.

Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA & Dailynews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/1) đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp khoản tài trợ 1,5 tỷ USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 87 triệu người trong năm nay đang bị ảnh hưởng bởi 41 cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu, bao gồm cả lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Ukraine, Sudan, Syria và khu vực Sừng châu Phi.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng
Gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Ngày 6/1, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia thành phố Hà Nội và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Cựu quân tình nguyện Mặt trận 479 khu vực Hà Nội tổ chức gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2024).

Gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):
Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

TIN MỚI

Return to top