ClockThứ Ba, 11/06/2019 14:00

Tác phẩm ra đời từ trại sáng tác

TTH - Gần đây, chính xác hơn là trong ba năm qua, chúng ta thấy có một biểu hiện đáng mừng trong hoạt động văn học nghệ thuật ở tỉnh là tổ chức nhiều trại sáng tác cho các văn nghệ sĩ. Điều đáng mừng hơn là các trại sáng tác được tổ chức về tận cơ sở. Điểm lại hoạt động, có rất nhiều huyện phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức hoạt động này, như Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới. Gần đây, Công an tỉnh cũng phối hợp với Hội tổ chức một trại sáng tác ở Lăng Cô, Phú Lộc.

Khai mạc trại sáng tác nhạc “Phú Lộc – Khúc ca ngày mới”Sáng tác về đất và người Nam ĐôngSáng tác 48 tác phẩm mới về cảnh đẹp Lăng CôKhai mạc trại sáng tác “Nhịp sống Huế”

Cảnh đẹp Lăng Cô là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn, nghệ sĩ. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn

Ở đây, các trại sáng tác được tổ chức có sự tác động hai chiều cần nhìn nhận. Về phía các văn nghệ sĩ, đây là dịp tốt để họ sáng tác các tác phẩm có chất lượng. Chỉ trong dịp kỷ niệm 10 năm kỷ niệm vịnh biển đẹp thế giới Lăng Cô, qua một trại sáng tác, đã có hàng chục tác phẩm văn học, nhạc, họa, ảnh với nhiều thể loại tôn vinh giá trị của vùng đất này. Từ đây, nó có sức lan tỏa, quảng bá những hình ảnh đẹp của Lăng Cô ra với công chúng trong tỉnh, trong nước và cả thế giới. Giá trị vật chất bỏ ra không nhiều (kinh phí tổ chức trại sáng tác), nhưng giá trị tinh thần mà nó đưa lại có khi gấp nhiều lần.

Về phía các huyện, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, có một điều rất ngạc nhiên là họ có nhu cầu “tự thân” mời các văn nghệ sĩ về quê hương của mình để sáng tác. Các văn nghệ sĩ muốn sáng tác gì thì sáng tác, không hề đặt ra “đề bài”. Nói ngạc nhiên là vì điều này trước đây chưa hề có. Tại sao bây giờ nó lại phát sinh nhu cầu này? Lần hồi tìm hiểu, câu trả lời chung nhất là họ muốn những nét đẹp về thiên nhiên của quê hương, những cái hay về văn hóa truyền thống; những cái đẹp trong đời sống thường nhật của người dân… được quảng bá rộng rãi. Biết đâu từ đây có thể tạo ra những tiền đề để phát triển du lịch dịch vụ. Nhưng điều quan trọng nhất là giới lãnh đạo đã chú trọng nhiều hơn đời sống tinh thần. Tinh thần ở đây hết sức cụ thể: qua từng bức tranh, bức ảnh, qua từng ca khúc viết về quê hương… TS. Phạm Nguyên Tường, Trưởng khoa Ung bướu – Bệnh viện Trung ương Huế, mặc dù là bác sĩ, tưởng không “dính dáng” gì đến văn học nghệ thuật nhưng trong người lại “đầy chất văn”. Sau nhiều lần đến A Lưới, kể cả những lần tham gia trại sáng tác, đã sáng tác một trường ca mang “âm hưởng sử thi” – “A Lưới đồng bào mình” nhiều tiếng vang. Thì ra, văn học nghệ thuật không dành riêng cho một ai, chẳng là đặc ân cho giới nào… miễn là người ta yêu thích nó.

Sự phát triển bền vững bao giờ cũng cân bằng hai yếu tố vật chất – tinh thần, văn hóa. Hoạt động của doanh nghiệp cái chính là làm ra của cải vật chất, thúc đẩy thương mại phát triển nhưng trong đó, vẫn cần và chứa đựng yếu tố văn hóa – văn hóa doanh nghiệp. Làng xã có văn hóa làng xã; đô thị có văn minh đô thị; gia đình có nền tảng văn hóa gia đình; xã hội có những giá trị văn hóa cốt lõi…

Như vậy, đời sống của con người cũng như của xã hội đều cần đến hai yếu tố này. Tuy nhiên, thật tâm ngẫm lại, có một lúc nào đó, trong mỗi chúng ta quên mất một điều, hoặc ít quan tâm đến nó - đời sống tinh thần. Dễ nhận thấy nhất là lúc con người ta còn nghèo khổ, “ăn chưa no, co chưa ấm”. Không phải là tất cả nhưng xem ra phần lớn là vậy! Cho nên, những “biểu hiện” quan tâm, quý trọng, thích thú… với hoạt động văn học nghệ thuật của những người không phải hoạt động trong lĩnh vực này mà ở lĩnh vực “chính trị”, kinh tế lại là điều càng đáng mừng hơn.

Những ngày cuối tháng 5 này, một trại sáng tác văn học nghệ thuật được tổ chức một lần nữa tại huyện Quảng Điền. Những nét đẹp của đầm phá; đời sống sinh hoạt của đồng quê, các làng nghề… có lẽ là những điều mà các văn nghệ sĩ và lãnh đạo huyện quan tâm. Tiếp sau đó là trại sáng tác do Công an tỉnh tổ chức tại huyện Phú Lộc. Mong muốn có thêm nhiều những hoạt động như vậy để làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân. Tất nhiên, trong đó có văn nghệ sĩ, có lãnh đạo, người dân… và tất cả chúng ta.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huyền ảo tuyệt tác “Long vân khế hội”

Bức “Long vân khế hội” là một tuyệt tác trên trần chánh điện cũ Diệu Đế quốc tự sau khi được dịch chuyển lùi phía sau hiện đang được bảo tồn khá tốt trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Bức tranh từng là đề tài được tranh luận sôi nổi nhiều năm về trước về việc giữ lại chánh điện cũ hay hạ giải. Việc hạ giải cũng đồng nghĩa xóa sổ tuyệt tác này.

Huyền ảo tuyệt tác “Long vân khế hội”
Tìm cách lưu giữ tác phẩm mỹ thuật giá trị cho Huế

Hiện vật là ngôn ngữ của bảo tàng, là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng. Không có hiện vật thì không có bảo tàng, không có trưng bày bảo tàng và các hoạt động khác của bảo tàng. Hiện vật vừa là trung tâm, vừa là điểm xuất phát của bảo tàng. Ngoài phát huy hai bộ sưu tập của họa sư Lê Bá Đảng và điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, một trong nhiệm vụ quan trọng của bảo tàng sau khi được thành lập đó là hình thành bộ sưu tập tác phẩm mỹ thuật.

Tìm cách lưu giữ tác phẩm mỹ thuật giá trị cho Huế
Những bình yên bên hiên nhà

Ngày mùa đông thảnh thơi ngồi bên bếp lửa hồng, thong dong ngắm nhìn mưa bay và gió lạnh chầm chậm dừng chân bên thềm nhà. Chỉ có sự an yên tràn trong chái bếp nhỏ. Bữa cơm thanh lành giữa chiều bình dị đầy tiếng chim lích chích trong khu vườn xanh bóng lá. Những bức tranh yên ấm ấy, luôn trở đi trở lại trong tập thơ, tản văn “Tiếng mưa” (NXB Dân Trí, 2023) của Lê Bích Nguyệt như nỗi khát khao về một nhịp sống đầy tự tại bên cây cỏ, hoa lá, để năm tháng cứ thế bình lặng đi qua hết dâu bể cuộc đời.

Những bình yên bên hiên nhà

TIN MỚI

Return to top