ClockChủ Nhật, 16/09/2018 08:42

Tài chính tiêu dùng Việt - “miếng bánh” ngon hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Dư địa thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam còn rất lớn và tiềm năng. Đây là “miếng bánh” ngon để các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn và khai phá.

Đón đầu cơ hội, chủ động phát huy thế mạnh để tăng trưởng

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam gần đây có sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn mua cổ phần của các công ty tài chính (CTTC) tại Việt Nam. Điển hình là Lotte Card, thành viên Tập đoàn Lotte, chi 1.700 tỷ đồng mua lại 100% bộ phận tài chính tiêu dùng TechcomFinance của Techcombank. Hay Shinhan Card đã đầu tư 151 triệu USD mua lại công ty tài chính Prudential Việt Nam.

Một số CTTC khác đang hoạt động cũng có sự tham gia của các cổ đông nước ngoài như, Tập đoàn Shinsei (Nhật Bản) giữ 49% cổ phần Mcredit, 49% vốn HD Saison của HDBank thuộc về Tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản)...

Dư địa của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam còn rất lớn. (Ảnh minh họa: KT)

Dư địa của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam còn rất lớn. Với quy mô dân số trên 92 triệu dân, trong đó 70% dân số đang trong độ tuổi 15-64; tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6%/năm thì đây là “miếng bánh ngon”, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam. Đặc biệt là các nhà đầu tư khu vực châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc...

TS. Trần Du Lịch cho biết, việc một số nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần tại các CTTC sẽ giúp tăng nguồn lực tài chính cho thị trường Việt Nam, đồng thời kích thích các nhà đầu tư trong nước phát triển thị trường này. Điều đó cũng cho thấy tình hình kinh tế Việt Nam ổn định, tăng trưởng tốt, hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại.

Ở một khía cạnh khác, ông Trần Du Lịch cũng chỉ ra rằng, song song với mặt tích cực thì sự đầu tư vào thị trường tài chính tiêu dùng ồ ạt cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Khi xảy ra sự cố nào đó thì việc rút vốn nhanh chóng của các nhà đầu tư sẽ gây bất ổn cho thị trường tài chính Việt Nam, nhất là những dòng vốn này mang tính chất tín hiệu, định hướng.

Tuy vậy, theo ông Lịch, điều này không đáng lo ngại, vì sự đầu tư của các CTTC vào Việt Nam mang yếu tố tích cực nhiều hơn. Ở đây có sự cạnh tranh nhưng là cạnh tranh lành mạnh, kích thích sự phát triển thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Trước khi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài luôn thận trọng và xem xét kỹ lưỡng môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

 “Đầu tư vào thị trường tài chính tiêu dùng cũng giống như sự đầu tư của các doanh nghiệp FDI hay các lĩnh vực đầu tư thương mại khác. Chúng ta mở cửa hội nhập, giao lưu thì phải đặt trên chuẩn mực cạnh tranh mang tầm khu vực quốc tế. Nếu cứ giữ suy nghĩ “ao nhà của ai người nấy câu” thì sẽ không thể phát triển được”, TS Trần Du Lịch cho hay.

TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định, thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam hiện khá tiềm năng nhưng tín dụng tiêu dùng chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân là hệ thống các tổ chức tín dụng đang phải tái cơ cấu. Bởi vậy, việc các nhà đầu tư ngoại bước chân vào thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ phần nào thúc đẩy quá trình tái cơ cấu được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đồng thời hỗ trợ đẩy lùi tín dụng đen - loại tín dụng gây ra thiệt hại, rủi ro lớn cho người dân.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong tương lai, thị trường cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam, đồng nghĩa với số lượng khách hàng vay tiêu dùng ngày càng tăng lên, đa dạng về đối tượng. Điều này đòi hỏi pháp luật cần thận trọng hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cả người đi vay và bên cho vay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Châu Á: Chỉ 12% nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào giải pháp khí hậu

Dường như có một khoảng cách hành động giữa các nhà đầu tư tổ chức ở châu Á khi nói đến đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tuy các nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến việc chuyển vốn sang những cơ hội nổi lên từ sự thúc đẩy hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trên toàn cầu, chỉ có 12% đặt mục tiêu tăng cường đầu tư vào các giải pháp khí hậu, theo một cuộc khảo sát do Nhóm Nhà đầu tư châu Á về biến đổi khí hậu (AIGCC) thực hiện.

Châu Á Chỉ 12 nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào giải pháp khí hậu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top