ClockChủ Nhật, 08/10/2017 09:47

“Tai mắt” nhân dân

TTH - Thanh tra môi trường và bị mất một lượng tiền không hề nhỏ, đến vài trăm triệu là một trong những tin tức nóng tuần qua. Nguồn tin duy nhất cho biết (đến thời điểm này) đó là tiền cá nhân, do chính người mất nói.

Nếu câu chuyện chỉ như thế thì có lẽ chẳng có gì thu hút dư luận. Vấn đề là việc mất tiền đã “gợn” lên một điều gì đó. Phải chăng chính lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng “ngờ ngợ” như vậy, thế nên mới dừng thanh tra ở Long An, triệu tập đoàn thanh tra trở về đề giải trình.

Đọc và theo dõi câu chuyện nói trên làm tôi nghĩ đến vấn đề giám sát của nhân dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra chính là công tác giám sát của nhà nước đối với hoạt động xã hội, làm cho mọi hoạt động phải đi vào nề nếp, quy củ, đúng luật. Ai vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm... mức độ nặng có thể phải vướng vòng lao lý.

Công tác thanh tra, kiểm tra là hết sức quan trọng. Bác Hồ đã từng nói:“Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Với quan niệm như vậy, ở tầm rộng hơn, Bác chỉ ra công tác thanh tra còn có tác dụng giúp cho việc xem xét, đánh giá những chủ trương, chính sách và pháp luật đã đề ra có đúng và có sát thực tiễn hay không. Bác Hồ cũng nhắc nhở nhiều về phương pháp của công tác thanh tra, kiểm tra và đạo đức trong sáng của những người làm nhiệm vụ này, bởi, công tác thanh tra, kiểm tra đạt được kết quả hay không tùy vào những cán bộ được giao nhiệm vụ nói trên.

Trong thực tế, hoạt động của xã hội vốn rất rộng và phức tạp nên công tác thanh tra, kiểm tra không phải lúc nào cũng bao phủ hết. Đó còn chưa nói đến công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện được tốt do giao cho những người có động cơ không tốt. Nói cách khác, họ lợi dụng thanh tra để thực hiện những mưu lợi cá nhân. Tình trạng này xảy ra thì mục đích của thanh tra cũng không đạt được mà càng làm nề nếp của xã hội càng thêm rối loạn, bởi cái sai không được nhắc nhở, chấn chỉnh, thậm chí là trừng trị.

Đáng tiếc trong xã hội chúng ta hiện nay, điều này diễn ra không ít. Trên đường thì tình trạng mại lộ; trong rừng thì người có trách nhiệm bảo vệ rừng bắt tay với lâm tặc, khai thác cát trái phép thì nhận được sự làm ngơ của chính quyền địa phương. Đi kiểm tra doanh nghiệp thì không phải chấn chỉnh cái sai để làm tốt hơn mà lợi dụng cái sai để bắt chẹt, vòi vĩnh... Có những lĩnh vực mang tính nền tảng cho phát triển, như giáo dục thì việc kiểm tra, giám sát chất lượng giáo dục cũng bị buông lỏng. Thế nó mới sinh nạn bằng cấp dưới chuẩn chất lượng...

Tất nhiên, những biểu hiện nêu trên không phải là số nhiều, nhưng cũng không phải là cá biệt. Đảng ta chẳng đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, biến chất” là gì!

Thế thì những người đã nhận trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, nhưng nếu họ không làm tốt, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, làm điều xấu thì ai sẽ giám sát họ. Rõ ràng phải cần một sự “giám sát của giám sát”. Lực lượng này đông đảo nhất, trong sáng nhất, công tâm nhất và ít có điều kiện vụ lợi nhất đó chính là sự giám sát của nhân dân.

Xin lấy một ví dụ nhỏ. Làm đường giao thông nông thôn. Với nguồn kinh phí ấy, nếu chính quyền địa phương giao cho một doanh nghiệp nào đó thực hiện không ai đảm bảo nó sẽ làm đúng giá thành, đúng chất lượng. Đơn giản là quyền lợi của họ không gắn mật thiết như người dân được trực tiếp hưởng lợi. Nhưng để cho người dân tự làm, hoặc thuê người làm và giám sát chặt chẽ, chắc chắn không có sự “rơi rớt”. Ở đây gọi là giám sát chéo.

Tóm lại, trong hoạt động của nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Nhưng để lực lượng này làm tốt nhiệm vụ thì phải tạo cơ chế, môi trường phát huy sự giám sát của nhân dân. Tăng cường “giám sát chéo” để hạn chế những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra có thể xảy ra. Nói cách khác là tìm một cơ chế để giám sát quyền lực, ngăn ngừa quyền lực bị lạm dụng cho mục đích không tốt đẹp và trong sáng.

Thế nên mới rất cần sự giám sát của nhân dân. Vì

“tai mắt của nhân dân” ở đâu cũng có.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”
Bộ đội, dân quân và Nhân dân chung tay vệ sinh môi trường biển

Sáng 31/3, tại bãi biển xã Hải Dương, thành phố Huế, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với địa phương, lực lượng dân quân và đoàn viên thanh niên đã tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật xanh ra quân vệ sinh môi trường biển.

Bộ đội, dân quân và Nhân dân chung tay vệ sinh môi trường biển
Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
Người có uy tín phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống KT-XH vùng ĐBDTTS Thừa Thiên Huế có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, có sự đóng góp tích cực của đội ngũ người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS.

Người có uy tín phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân
Return to top