ClockThứ Hai, 25/01/2016 14:40

Tâm huyết với những mục tiêu

TTH.VN - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 20 - 28/1/2016. Đây là sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Dưới đây là một số ý kiến tâm huyết, đóng góp trên các lĩnh vực y tế, văn hóa, du lịch bày tỏ niềm tin, sự lạc quan để đất nước sớm đạt các mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ tới.

TS Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở Y tế:

Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII này, chúng tôi thực sự kỳ vọng vào thành công của đại hội, mong đại hội đề ra được nhiều giải pháp có tính chiến lược, đưa ngành y tế thời gian đến phát triển ngang tầm khu vực và châu Á. Hiện nay, ngành y tế Thừa Thiên Huế đang hướng đến trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hy vọng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và bộ ngành Trung ương, ngành Y tế Thừa Thiên Huế sẽ khai thác tốt  mọi nguồn lực, củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống y tế dự phòng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến; bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu chất lượng. Trên cơ sở đó, ngành tiếp tục tăng cường phát triển nguồn nhân lực đúng tầm, đầu tư nâng cấp trang thiết bị hạ tầng, mở rộng các dịch vụ y tế cho tuyến dưới, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hợp tác quốc tế... để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng...

Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Đưa văn hóa Việt Nam trở thành điểm sáng trên thế giới

Qua theo dõi công tác chuẩn bị của Đại hội, tôi thấy Bộ Chính trị rất quan tâm đến công tác nhân sự để lựa chọn những đồng chí có đạo đức, năng lực, trí tuệ, vì nước, vì dân lãnh đạo đất nước. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đưa ra những quyết sách đúng đắn, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên ngang tầm thế giới. Tôi hy vọng những đồng chí được bầu vào vị trí lãnh đạo những năm tiếp theo sẽ mở ra một trang sử mới trong quá trình phát triển đất nước.

Trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đây là tiền đề, kim chỉ nam để phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ mới. Tôi tin Đại hội lần thứ XII sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết này, đưa văn hóa Việt Nam trở thành điểm sáng ở khu vực châu Á và thế giới; xây dựng một thế hệ con người mới đủ năng lực, trí tuệ và đạo đức để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 

Ông Đinh Mạnh Thắng, Tổng Giám đốc Khách sạn Century, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế:

Thúc đẩy ngành du lịch phát triển

Điều tôi quan tâm và tin tưởng nhất vào Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sẽ lựa chọn được những đảng viên ưu tú, có tâm, có tầm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn chiến lược, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và biết chịu trách nhiệm với một tinh thần vì dân, vì nước. Tôi cũng rất kỳ vọng đại hội sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ và thực sự đổi mới, đưa ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng tạo để thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tình hình, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đất nước và xu thế phát triển đa chiều của thế giới.

Là người công tác trong lĩnh vực du lịch, tôi kỳ vọng vào công cuộc đổi mới đất nước sau đại hội sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho ngành du lịch phát triển. Trước mắt, tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển du lịch 2016. Đối với địa phương, tôi thật sự kỳ vọng sẽ có những bước đột phá về du lịch, sẽ tập trung đưa ra những giải pháp thúc đẩy nhằm tăng tốc độ phát triển du lịch trong vài năm tới (nếu không sẽ bị tụt hậu).

Hy vọng, cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và người dân quan tâm hơn nữa đến hoạt động du lịch; nhận thức du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn thực thụ; xây dựng Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn, môi trường du lịch thân thiện, có sức thu hút cao. Tiếp tục xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, mang tính cạnh tranh hấp dẫn, nhất là phát huy lợi thế của Quần thể di tích Cố đô Huế. Phấn đấu thực hiện năm 2016 đạt 3,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt, góp phần đưa tỷ trọng của du lịch - dịch vụ chiếm 55,3% GRDP của tỉnh.

NGND Trần Bửu Lâm, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế:

Chú trọng chất lượng “người thầy” trong giáo dục và đào tạo

Tôi hy vọng các đại biểu dự Đại hội phát huy tinh thần dân chủ, sáng suốt lựa chọn những người đủ đức, tài tham gia vào Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để lãnh đạo đất nước. Cùng đó, thảo luận, đề ra những quyết sách quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 

Trước thực trạng chất lượng giáo dục và đào tạo nhiều năm chưa đạt yêu cầu, theo tôi, phải có chính sách “đủ mạnh” để thu hút được nhiều học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi vào các trường sư phạm. Chẳng hạn, các học sinh có điểm thi tốt nghiệp trung bình mỗi môn 9 điểm thì được tuyển thẳng vào các trường sư phạm (nếu học sinh đồng ý), được cấp học bổng (đủ ăn học) ngay từ năm thứ nhất. Những học sinh khác đăng ký thi vào các trường sư phạm thì điểm chuẩn phải cao. Cần đầu tư cho các trường sư phạm để đào tạo giáo viên chất lượng. Có kế hoạch đào tạo giáo viên theo yêu cầu của ngành giáo dục để khi tốt nghiệp các trường sư phạm thì được bổ dụng ngay như những năm từ 1961-1965… Giao cho các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường sư phạm có kế hoạch bồi dưỡng để cập nhật kịp thời những kiến thức mới cho giáo viên. Chính sách đãi ngộ cho giáo viên các cấp học, bậc học từ mẫu giáo đến đại học, phải được giải quyết thỏa đáng. Cuối cùng là đánh giá, xét tặng huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và xét tặng các danh hiệu nhà giáo. Xét cho cùng, mọi công việc trong  ngành giáo dục và đào tạo, như: quản lý giáo dục, viết sách giáo khoa, tổ chức giảng, dạy thi cử… đều do “người thầy” quyết định. Người thầy là nhân vật trung tâm của ngành giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước tiên phải nâng cao chất lượng “người thầy”.

Một vấn đề khá quan trọng nữa là Đảng, Chính phủ quan tâm sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống trường học ngoài công lập, từ mầm non đến đến đại học, nhất là công tác tuyển sinh đầu vào đến chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chất lượng cao theo phương án như trên. Đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, cần sắp xếp, kiện toàn để nâng cao chất lượng đội ngũ và công tác đào tạo tại các cơ sở này.

Nhóm PV (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng
Return to top