ClockThứ Bảy, 30/09/2017 06:11

Tăng cường giáo dục đạo đức trong trường học

TTH - Cùng với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) TP. Huế đang tập trung đổi mới giáo dục đạo đức và xây dựng ý thức văn minh đô thị cho học sinh.

Học sinh Trường TH Phú Hoà thích thú trả lời các câu hỏi liên quan đến Luật Giao thông đường bộ

Giáo dục đạo đức và xây dựng nếp sống văn minh được xem là một vấn đề trọng tâm của TP. Huế trong năm học này, hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện.

Từ năm học 2016 - 2017, Phòng GD & ĐT thành phố đã có kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, nếp sống văn minh đô thị, rèn luyện thân thể ở các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2020. Mục tiêu của đề án là giáo dục các em có đạo đức tốt, có tri thức, sức khỏe, hình thành kỹ năng sống, có tinh thần trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh, biết phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng. Đồng thời, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.

Ông Phan Nam, Trưởng phòng GD & ĐT thành phố cho biết, phòng đã thu được tổng số 2.226 kết quả khảo sát của học sinh các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Từ thực trạng thu được qua kết quả khảo sát, phòng chỉ đạo các trường kịp thời có kế hoạch cũng như những giải pháp cụ thể, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm học mới.

Theo bà Lê Thị Thùy Linh, Hiệu trường Trường tiểu học Phú Hòa, việc chú trọng giáo dục đạo đức và nếp sống văn minh đô thị, chấp hành luật lệ giao thông đường bộ được nhà trường chú trọng nhiều năm nay, nhất là trong năm học 2016 - 2017, công tác này được triển khai đồng bộ từ Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh đến các nhân viên của toàn trường. Trường đã tiến hành lồng ghép giáo dục đạo đức, nề nếp, 5 điều Bác Hồ dạy, thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các tiết học kỹ năng sống và lồng ghép ngay trong các tiết học chính khóa.

Trong số hơn 2.226 phiếu khảo sát theo 2 mẫu phát ra tại 14 trường (9 THCS, 5 TH), kết quả có gần 96% học sinh có chào bố mẹ, ông bà khi đi học và khi đi học về; 99 % học sinh biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ; 99% đi xe đạp dừng lại khi thấy đèn vàng và đèn đỏ. Thế nhưng, vẫn còn 73% học sinh thừa nhận mình vẫn còn nói tục, chửi bậy; 44,8 % học sinh bắt gặp trong trường có gây gổ đánh nhau...

Nhờ thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi nên ý thức của các em nâng lên rõ rệt, hầu hết học sinh đều lễ phép, gặp người lớn đều chào hỏi, có thói quen giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, chấp hành tốt an toàn giao thông khi ra đường. Trường cũng thường xuyên phối hợp với Đoàn Thanh niên, Công an phường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền về nếp sống văn minh đô thị, kịp thời tuyên dương các tập thể, cá nhân học sinh làm tốt để nêu gương. "Chúng tôi rất tự hào mỗi khi nghe người dân qua lại nơi đây đánh giá học sinh trường mình lễ phép, đó là niềm tự hào lớn của trường, thậm chí còn hơn cả những thành tích giáo dục đơn thuần", bà Linh phấn khởi.

Theo ông Phan Nam, ý nghĩa của ngành GD & ĐT khi thực hiện đề án này là làm được một việc không tốn nhiều kinh phí nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Tuy nhiên, để bảo đảm thành công lại không hề đơn giản, đòi hỏi các trường phải thực  hiện thường xuyên, liên tục. Các trường phải có kế hoạch cụ thể để giáo dục đạo đức, nề nếp phù hợp với từng cấp học, độ tuổi, đặc điểm tình hình của đơn vị, phối hợp với cả gia đình để nâng cao tính hiệu quả. Việc giáo dục đạo đức được lồng ghép thế nào để vừa sinh động, hiệu quả tùy thuộc rất lớn vào các giáo viên đứng lớp.

Phòng GD & ĐT xác định, các thầy cô giáo phải đổi mới phương pháp dạy học, tập trung vào những vấn đề trọng tâm kiến thức và cố gắng hoàn thành sớm các tiết học để dành một ít thời gian để nhắc nhở, uốn nắn các em về những vấn đề thiết thực, cụ thể như ứng xử với người lớn và những người thân trong gia đình, bảo vệ môi trường, cảnh quan xung quanh mình...

Quang Nhật

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

TIN MỚI

Return to top