ClockThứ Bảy, 31/12/2016 10:33

Tăng học phí chương trình tiên tiến

Nhờ được hưởng thụ đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến (giai đoạn 2008 - 2015) mà một số trường ĐH đã có sự bứt phá về chất lượng đào tạo.

Sinh viên tham gia chương trình tiên tiến của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Liệu khi hết tiền ngân sách thì chương trình có còn bền vững là câu hỏi mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT đặt ra trong hội thảo tổng kết chương trình này được tổ chức hôm qua.

Để có thể tiếp tục phát triển, hầu hết các trường đặt ra phương án tăng mạnh học phí. Liệu đây có phải là cách tốt nhất giúp chương trình phát triển bền vững đạt được các mục tiêu mà đề án đặt ra?

Có trường sẽ thu 80 triệu đồng/năm

Sau khi hết hỗ trợ từ ngân sách, các trường đều có lộ trình tăng học phí, trong đó có những chương trình thu đến gần 80 triệu đồng/năm, bình quân cũng phải 20 - 30 triệu đồng/năm. Nhưng có 15 chương trình chỉ thu từ 10 - 18 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có một nhóm thu rất thấp (6 chương trình), từ 4 - 9 triệu đồng/năm, tức là thu ngang với chương trình đại trà.

Chưa khẳng định được thực sự rõ rệt về chất lượng cao trong trường công, nhưng lại cho tăng học phí lên gấp trăm lần so với trường công lập khiến dư luận có quyền nghi ngại về quyết định vội vàng của Hà Nội.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, việc các chương trình thu học phí thấp không tương xứng với chi phí đào tạo trong khi kinh phí của nhà trường dành ra cho chương trình tiên tiến còn hạn chế sẽ khiến chương trình tiên tiến gặp khó khăn trong quá trình phát triển và nhân rộng khi không còn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Nhiều hiệu trưởng khác thì đưa ra các yếu tố vùng miền, ngành đặc thù... để cảnh báo nguy cơ khó thu học phí cao. Chẳng hạn ở khu vực miền Trung, ĐBSCL thì khi đặt ra mức thu học phí khoảng trên dưới 20 triệu đồng/tháng là các trường cũng đã phải rất cân nhắc.

GS-TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho rằng để chương trình tiên tiến bền vững thì tiền chỉ là cái cớ, điều quan trọng là nội lực của mỗi trường. Trong đó các yếu tố quan trọng là năng lực của người thầy, năng lực tổ chức đào tạo - quản trị của trường ĐH. Nội lực không có thì dẫu đổ vào nhiều tiền đến mấy cũng không đạt hiệu quả.

Phần lớn những ngôi trường có học phí đắt đỏ nhất thế giới đều nằm ở Thụy Sĩ, chỉ một số ít ở Anh. Đây cũng là nơi rất nhiều gia đình giàu có trên thế giới gửi con đến học.

Hỗ trợ theo hướng đặt hàng

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, phân tích: “Để gửi sinh viên ra nước ngoài học, chúng ta mất 20.000 USD/năm. Còn với chương trình tiên tiến chi phí chỉ mất khoảng 3.000 USD/năm mà chất lượng vẫn đảm bảo. Vì thế nếu xét về hiệu quả đầu tư thì đúng là chương trình tiên tiến mà chúng ta đang thực hiện là rất rẻ”.

Cũng theo ông Nhạ, cái được lớn nhất của đề án không phải là các con số mục tiêu đạt được mà là tạo được văn hóa chất lượng trong trường ĐH. Bắt đầu từ một ngành, chuyên ngành trong một khoa, sau đó lan tỏa dần. Tuy nhiên, chương trình đang phải đối mặt với một thách thức là tính bền vững không cao. Có một số vấn đề nếu không khắc phục được thì hiệu quả của chương trình sẽ tụt xuống rất nhanh. Mức thu phải đi đôi với chất lượng đào tạo, tránh tình trạng phải lấy tiền cho các chương trình đào tạo khác “bù” vào chương trình chất lượng cao.

Ông Nhạ phân tích chủ trương chúng ta vẫn cứ phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng chọn trọng tâm, trọng điểm ngành và trường. Phải chọn lựa các ngành mà đất nước cần nguồn nhân lực giỏi, ưu tiên những ngành chuyển dịch trong hệ thống ASEAN để tránh tình trạng “thua trên sân nhà”. Những nhóm ngành như kế toán, xã hội - nhân văn tuy rất cần nhưng cũng chỉ ở một mức độ nhất định. Những nhóm ngành về công nghệ, kỹ thuật, khoa học sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp cần được ưu tiên. Còn những ngành khoa học cơ bản nếu thấy cần thiết thì sẽ có chương trình riêng.

Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ sở ĐH, cả công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng nên việc hỗ trợ sẽ thay đổi theo hướng đặt hàng. Ai có sức mạnh thì cạnh tranh, tất nhiên có lộ trình. Về nguyên tắc phải bình đẳng, tránh trường hợp trường tư thục có ngành rất tốt nhưng họ không được tiếp cận với hỗ trợ. Trong khi đó, có những ngành, những trường công lập không nhất thiết phải hỗ trợ như vậy thì cứ bao cấp. Như vậy không hiệu quả, không công bằng”.

 “Tiên tiến” nhiều năm rồi nhưng vẫn chưa đạt chuẩn khu vực !

Bắt đầu từ năm 2006, Bộ triển khai thí điểm 10 chương trình tiên tiến.Từ năm 2008, Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện chương trình này ở một số trường ĐH với tổng chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho chương trình là 859.743 tỉ đồng (2008 - 2015). Mục tiêu tổng quát của đề án là tạo điều kiện để xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo, khoa, trường ĐH mạnh đạt chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế. Đề án có 7 mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, cán bộ khoa học quốc tế đến giảng dạy, đào tạo giảng viên ĐH đạt chuẩn khu vực và quốc tế, có công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín...

Hiện nay cả nước có 24 trường ĐH triển khai 37 chương trình đào tạo của 22 trường ĐH trên thế giới (là đơn vị đối tác). Tuy nhiên, các chương trình được đối tác công nhận ở các mức độ khác nhau. Trong số các chương trình đã thực hiện kiểm định quốc tế được đánh giá cao nhất, đạt điểm 5/7 của AUN (mạng lưới các trường ĐH châu Á) tuy đạt yêu cầu nhưng vẫn chưa đạt chuẩn khu vực. Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng ĐH Quốc gia Hà Nội, chuẩn khu vực phải đạt mức 6, chuẩn quốc tế là 7.

Dù được thu học phí cao nhưng để chạy được chương trình, tất cả các trường ĐH tham gia đề án đều phải nhờ đến khoản hỗ trợ từ 50 - 60% cho tổng chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước.

Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết để tạo sự bền vững cho các kết quả mà chương trình tiên tiến đã đạt được, Bộ sẽ chỉ đạo xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dự kiến tháng 3.2017, Bộ sẽ trình Chính phủ dự thảo đề án này. "Bộ sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt gồm những chuyên gia am hiểu và có kinh nghiệm về chương trình tiên tiến để tham gia xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao", ông Nhạ nói.

 

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có cơ chế giảm gánh nặng cho người học

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, vừa qua, Chính phủ đã quyết định nâng mức tín dụng sinh viên, tuy nhiên, phạm vi, đối tượng chưa được mở rộng. Đây là một chính sách rất quan trọng, vì vậy cần mở rộng đối tượng hưởng chính sách tín dụng và nâng cao mức tín dụng để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người dân và công bằng xã hội.

Cần có cơ chế giảm gánh nặng cho người học
Tăng học phí, phải tránh gây “sốc” cho người học

Từ năm học 2022 - 2023, học phí đại học (ĐH) sẽ tăng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Với các trường mới tự chủ, sẽ có sự điều chỉnh theo hướng tăng cao hơn, nhưng cần tính đến điều kiện của người học, tránh gây “sốc”.

Tăng học phí, phải tránh gây “sốc” cho người học
Học phí đại học tăng dần đều

Tự chủ đại học (ÐH) đi kèm với tăng học phí là lựa chọn của các cơ sở đào tạo do không còn được cấp ngân sách. Ðồng thời học phí hằng năm cũng tăng theo lộ trình.

Học phí đại học tăng dần đều
Return to top