ClockThứ Sáu, 29/03/2019 14:34

Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,79%

Tổng sản phẩm trong nước quý I/2019 đạt mức tăng trưởng khá 6,79%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm 2017-2019.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng!Trao quyền cho phụ nữ là cách tốt để thúc đẩy kinh tế toàn cầuTăng trưởng GDP quý 1/2019 sẽ chậm hơn và lạm phát hạ nhiệt?

Đây là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê đưa ra tại họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2019 diễn ra sáng nay (29/3).

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý I/2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý I các năm 2011-2017.

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2019

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 4,9% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,63%, đóng góp 51,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,5%, đóng góp 43,9%.

Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong quý I là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,35%. Ở chiều ngược lại, ngành khai khoáng trong ba tháng đầu năm tăng trưởng âm (giảm 2,2%) do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,3% và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%. Ngành xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá với 6,68%, đóng góp 0,39% vào mức tăng chung của nền kinh tế.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 3,97% của quý I/2018, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,2%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 5,1%, đạt mức tăng trưởng cao nhất của quý I trong 9 năm trở lại đây, đóng góp 0,14 điểm phần trăm.

Trong ngành dịch vụ, đóng góp cao nhất là lĩnh vực bán buôn - bán lẻ, theo sau là dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động tài chính-ngân hàng-bảo hiểm và hoạt động bất động sản.

Trên góc độ sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2018; tích lũy tài sản tăng 6,2%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,7%.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, kinh tế - xã hội nước ta những tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Hoạt động thương mại và đầu tư thế giới giảm, bất đồng giữa các nước lớn về định hình hệ thống thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc. Ở trong nước, nhờ những thuận lợi từ kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2018, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức với tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, với phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, ngay từ những ngày đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội quý I/2019 tiếp tục chuyển biến tích cực.

“Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Năng lực sản xuất của nền kinh tế mở rộng sẽ tạo đà cho kinh tế nước ta phát triển trong những quý tiếp theo”, ông Nguyễn Bích Lâm nhận định

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,34%-6,46% năm 2023

Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023 được tổ chức ngày 10/7, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố 3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.

Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,34 -6,46 năm 2023
GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%

Những chỉ đạo, giải pháp quyết liệt trong việc phục hồi nền kinh tế; các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh... đã góp phần duy trì tăng trưởng khu vực dịch vụ của Chính phủ, giúp tăng trưởng GDP 6 tháng của Việt Nam ước đạt 3,72%. Đây là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chưa như kỳ vọng.

GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72
Tai nạn giao thông giảm sâu trong quý I

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có số vụ tai nạn giao thông giảm sâu, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong quý I/2023.

Tai nạn giao thông giảm sâu trong quý I
CPI quý I tăng 4,18%, học phí giáo dục tăng cao trở lại

Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2023 diễn ra ngày 29/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Hương cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022.

CPI quý I tăng 4,18 , học phí giáo dục tăng cao trở lại
Khan hiếm thanh khoản

Bạn đừng ngạc nhiên, hoặc cũng đừng cho là mình bị làm phiền, khi nhân viên ngân hàng liên tục gọi, hoặc nhắn tin liên tục...

Khan hiếm thanh khoản
Return to top