ClockThứ Hai, 06/06/2016 14:07

Tăng viện phí dự kiến chia thành 5 đợt để giảm áp lực CPI

Theo thông tư của liên Bộ Y tế và Tài chính, từ 1/7, mức giá của gần 2.000 dịch vụ y tế sẽ được tính thêm cả tiền lương của y, bác sỹ vào viện phí.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm áp lực khi tăng viện phí có tính thêm yếu tố tiền lương từ 1/7, Bộ Y tế dự kiến chia nhỏ việc tăng giá dịch vụ y tế lần này thành 5 đợt. Trước mắt sẽ tăng viện phí tại những tỉnh, thành phố có số người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ cao.

Viện phí sẽ gánh cả lương của y bác sĩ

Theo thông tư của liên Bộ Y tế và Tài chính, từ 1/7, mức giá của gần 2.000 dịch vụ y tế sẽ được tính thêm cả tiền lương của y, bác sỹ vào viện phí. Cùng với đó, ngân sách Nhà nước sẽ không cấp tiền lương cho các bệnh viện nữa.

Nhằm giảm áp lực cho người dân và không để ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khi thực hiện tăng giá viện phí, Bộ Y tế quyết định không thực hiện đồng loạt mức giá viện phí mới  trong cùng một thời điểm mà thực hiện thành 5 đợt từ nay đến đầu năm 2017. Mỗi đợt thực hiện đối với 10 tỉnh, thành phố và các bệnh viện Trung ương trên địa bàn.

Dự kiến việc tăng viện phí đợt 1 sẽ thực hiện vào cuối tháng 8 tới, áp dụng với các địa phương có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 95%. Đợt 2 thực hiện vào tháng 10 tới tại các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế khoảng 90% và có mức tác động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp. Đợt 3 được thực hiện vào tháng 11 tại những nơi có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 85%. Đợt 4 thực hiện trong tháng 12 tại các địa phương có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 80%. Đợt 5 thực hiện vào tháng 1/2017 tại các tỉnh, thành phố còn lại.

Trong đợt tăng viện phí lần này có tính thêm tiền lương nên nhiều dịch vụ kỹ thuật có mức giá tăng cao như: tiền ngày giường; chi phí các phẫu thuật nặng được xếp loại đặc biệt và những kỹ thuật loại 1 có từ 7 đến 8 bác sĩ tham gia trong nhiều giờ đồng hồ. Ngược lại, các dịch vụ có mức giá tăng thấp vì sử dụng ít nhân lực như: các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán và xét nghiệm.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháng 4, CPI của cả nước giảm 0,34%

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng 3/2023 (khu vực thành thị giảm 0,41%; khu vực nông thôn giảm 0,27%).

Tháng 4, CPI của cả nước giảm 0,34
Lạm phát của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 12/4 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này hầu như không tăng trong tháng Ba do giá xăng dầu giảm, song giá thuê nhà tiếp tục tăng cao khiến áp lực lạm phát vẫn âm ỉ, làm gia tăng khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất trở lại vào tháng tới.

Lạm phát của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt
CPI quý I tăng 4,18%, học phí giáo dục tăng cao trở lại

Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2023 diễn ra ngày 29/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Hương cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022.

CPI quý I tăng 4,18 , học phí giáo dục tăng cao trở lại
CPI quý I/2023 ước tăng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, quý I/2023, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Tuy nhiên do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như: Xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen, giá vật liệu xây dựng biến động tăng trong 3 tháng đầu năm nay.

CPI quý I 2023 ước tăng 4,2 - 4,3 so với cùng kỳ năm ngoái
CPI tháng đầu năm mới tăng so cùng kỳ

Giá xăng dầu điều chỉnh tăng; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão... là những nguyên nhân chính đưa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn tỉnh trong tháng 1/2023 tăng 1,01% so với tháng 12/2022 và tăng 3,65% so cùng kỳ.

CPI tháng đầu năm mới tăng so cùng kỳ
Return to top