ClockThứ Năm, 22/03/2018 08:17

Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất thực hiện chương trình về phát triển bền vững

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Nhạc trưởng”cho phát triểnGiao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018Phát triển, nhưng phải có trách nhiệm với cộng đồngNâng cao chất lượng tư vấn phản biện trong quy hoạch, phát triển đô thịHướng đến phát triển nông nghiệp đô thị

Năm 2018 phải tạo được chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan được giao chủ trì các nhiệm vụ phát triển bền vững cần tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Kế hoạch quốc gia đã được ban hành.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đó có việc ban hành và tổ chức thực hiện các Nghị quyết số 19 trong 4 năm gần đây với cách thức đánh giá, lượng hóa các chỉ tiêu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam tiếp tục có chuyển biến tích cực, cải thiện rõ nét về điểm số và tăng nhiều bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trong thành quả chung này, có sự đóng góp tích cực của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, các chuyển biến về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn chưa đồng bộ, một số chỉ số vẫn còn ở mức thấp, việc quan tâm và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh chưa đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương.

Trong năm 2018, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết số 19 của Chính phủ đã ban hành, trong đó khắc phục tình trạng không đồng đều trong tổ chức thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương và ngay trong từng cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng phối hợp, lồng ghép đồng bộ hơn việc thực hiện Nghị quyết với các chương trình liên quan như cải cách điều kiện kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương; phấn đấu cải thiện toàn diện các chỉ số, mức chỉ số trung bình tối thiểu đạt 80, không để chỉ số nào sau mức 100.

Phó Thủ tướng đề nghị các Thành viên Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh có ý kiến sửa trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP và khẩn trương gửi lại Văn phòng Chính phủ. Giao Văn phòng Chính phủ cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến của Hội đồng, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Phát triển bền vững là một trong những cam kết quốc tế quan trọng của Việt Nam. Năm 2018 phải tạo được chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan được giao chủ trì các nhiệm vụ phát triển bền vững cần tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Kế hoạch quốc gia đã được ban hành.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng Báo cáo quốc gia về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để trình bày tại Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững (HLPF) của Liên hợp quốc; trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/5/2018.

Phó Thủ tướng đồng ý việc tổ chức một Hội nghị (hoặc Diễn đàn, Hội thảo) thường niên với nội dung bao quát cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và có sự kết hợp với Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững (do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức thường niên). Giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam sớm đề xuất phương án cụ thể.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững, có thể đưa ra thảo luận tại Hội nghị phát triển bền vững nêu trên.

Phó Thủ tướng cũng giao Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị báo cáo về vấn đề năng suất, trình Chính phủ xem xét; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan, hoàn chỉnh Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top